Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỹ truy tố công dân Trung Quốc trộm thông tin quân sự

Chủ nhật, 13/07/2014 - 21:33

Căng thẳng tin tặc Mỹ - Trung nóng thêm với vụ một công dân Trung Quốc vừa bị Mỹ truy tố vì xâm nhập hệ thống máy tính các nhà thầu quân sự để trộm cắp thông tin.

Các đối tượng tin tặc từ Trung Quốc bị Mỹ truy nã ngày càng nhiều - Ảnh: AP

Vụ bắt giữ mới nhất tiếp tục làm hé lộ hệ thống tin tặc của Bắc Kinh vốn từ lâu bị Washington chỉ trích và lo ngại. Reuters dẫn lời người phát ngôn Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết bị cáo Su Bin quốc tịch Trung Quốc bị bắt tại Canada hồi tháng trước.

Cáo trạng dài 50 trang của công tố viên Los Angeles cho biết Su Bin đã giúp hai tin tặc ở Trung Quốc từ năm 2009-2013 đánh cắp công nghệ từ các nhà thầu Mỹ khác, sau đó chuyển lại cho các công ty nhà nước ở Trung Quốc. Su Bin sẽ ra tòa ngày 18-7 ở Canada và đối mặt với việc bị dẫn độ đến Mỹ.

Tổng cộng 32 dự án quân sự của Mỹ bị xâm nhập, gồm dự án máy bay vận tải quân sự C-17 của Hãng Boeing và hai chiến đấu cơ tối tân nhất của Washington là F-22 và F-35 do Hãng Lockheed Martin chế tạo.

“Một khoản tiền lớn”

Boeing sản xuất chiếc C-17 đầu tiên cho không quân Mỹ năm 1993. Trong khi đó, chiếc Y-20 của Trung Quốc trình làng năm ngoái mang nhiều đặc điểm giống chiếc C-17, cũng có bốn động cơ đặt trên các cánh quạt phía trên thân máy bay.

Su Bin là chủ công ty công nghệ hàng không Beijing Lode-Tech có liên hệ với các cơ quan thương mại và quân sự liên quan đến lĩnh vực hàng không của Bắc Kinh. Hai tin tặc Trung Quốc chưa được xác định, trong đó một người là giám sát của người còn lại. Cả hai cũng được cho là liên quan đến cơ quan của Trung Quốc chuyên lập ra các căn cứ công nghệ và thu thập tình báo bên ngoài để tránh các rắc rối về luật pháp và ngoại giao.

Cũng theo cáo trạng, Su Bin là người giúp các tin tặc Trung Quốc chọn ra những thông tin cần đánh cắp của các công ty Mỹ. Chẳng hạn khi các tin tặc giao cho Su danh sách dài 1.467 trang các tài liệu của Boeing mà họ có thể đánh cắp, Su sẽ chọn ra những tài liệu mà công ty hàng không Trung Quốc cần. Ngoài thông tin về chiếc máy bay bốn động cơ C-17 của Boeing trộm được năm 2010, các tin tặc còn đánh cắp tài liệu về một thành phần của chiến đấu cơ F-22 và thông tin kế hoạch bay thử nghiệm chiếc F-35. Một báo cáo mà Su gửi cho hai tin tặc Trung Quốc năm 2011 còn nhắc đến một “dự án A” của Mỹ có thể giúp Bắc Kinh “dễ dàng đứng lên vai các ông lớn”.

Su sau đó tìm cách bán lại thông tin cho các công ty Trung Quốc với một “khoản tiền lớn”, theo Wall Street Journal. “Không dễ để bán các thông tin” - Su viết trong email trao đổi với tin tặc Trung Quốc năm 2012. “Họ quá keo kiệt” - một email khác được Su viết. Trong email gửi cho một công ty Trung Quốc để chào mời, Su viết “thông tin rất đầy đủ. Ở Trung Quốc, đây là thông tin [một nhà sản xuất máy bay] cần”.

Mạng lưới phức tạp

Vụ buộc tội Su Bin hé lộ phần nào mạng lưới tin tặc phức tạp của Trung Quốc, trong đó nhiều tin tặc đánh cắp thông tin để kiếm tiền, trong khi số khác làm việc cho Bắc Kinh. Các tin tặc Trung Quốc, một số làm việc cho quân đội và một số tự do, tấn công quá nhiều mục tiêu và trộm quá nhiều thông tin đến nỗi khó xác định được ai là người đứng đằng sau, Wall Street Journal dẫn lời một cựu quan chức Mỹ nhận định.

Khác với vụ năm quan chức quân đội của Bắc Kinh bị buộc tội hồi tháng 5-2014, Su chỉ trục lợi cho chính mình. Cũng giống như những tin tặc bắt tay với Su, nhiều tin tặc Trung Quốc làm việc tự do và trộm thông tin để bán lại cho các công ty nhà nước Trung Quốc. Đôi lúc những tin tặc này nhận đặt hàng từ quân đội hoặc các công ty nhà nước cần trộm thông tin. Các quan chức Mỹ cho biết một số tin tặc tự do là thủ phạm tấn công các công ty Mỹ trong thời gian qua. Hãng Boeing và Lockheed Martin cũng cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan điều tra Mỹ để điều tra.

Chính phủ Mỹ thời gian qua siết chặt kiểm soát an ninh, xem việc đánh cắp thông tin trên mạng là một mối đe dọa nghiêm trọng. Gần đây nhất, các quan chức Mỹ đã buộc tội năm quan chức quân sự Trung Quốc đánh cắp bí mật kinh doanh của các công ty Mỹ.

TT

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm