Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 08/06/2016 - 06:28
(Thanh tra)- Trong số 168 quốc gia nằm trong danh sách khảo sát chỉ số nhận thức tham nhũng mới đây của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Business Insider đã xếp hạng mức độ tham nhũng các quốc gia dân chủ giàu có nằm trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Mexico là quốc gia OECD tham nhũng nhất hiện nay với hình ảnh El Chapo 2 lần vượt ngục thành công nhờ đưa hối lộ. Ảnh: Reuters
Dưới dây là 18 quốc gia thuộc OECD có mức độ tham nhũng cao nhất theo chỉ số nhận thức tham nhũng.
18. Ireland: Trên thang điểm 100 (0 là tham nhũng nhiều nhất), Ireland có tổng điểm 75. Một bộ phim tài liệu năm 2015 trên kênh truyền hình RTE cho thấy, chính trị gia các cấp tại Ireland đã công khai lợi ích của họ không chính xác...
18. Nhật Bản: Việc các quan chức quốc gia này sau khi về hưu tiếp tục được bổ nhiệm vào những vị trí ở các đơn vị có liên quan đến lĩnh vực trước đây họ từng làm là một trong những lý do khiến Nhật Bản phải đứng ở vị trí 18 cùng với Ireland.
16. Chile: Được 70 điểm, ít hơn 3 điểm so với năm ngoái. Điều này cho thấy mức độ tham nhũng tại đây có biểu hiện tăng trong năm qua.
16. Estonia: Năm 2012, Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves đã thực hiện chống tham nhũng, tăng tính minh bạch trong khu vực công, nhờ đó mà chỉ số nhận thức tham nhũng của nước này đã được cải thiện từ 69 lên 70 điểm.
16. Pháp: Tình hình tham nhũng được ghi nhận là giảm nhẹ vào năm ngoái với 70 điểm và tham nhũng không tràn lan trên diện rộng.
13. Bồ Đào Nha: 63 điểm. Trong một khảo sát của Ernst & Young vào tháng 6/2015, 83% người dân Bồ Đào Nha cho rằng, tham nhũng và hối lộ đang lan rộng khắp cả nước. Năm 2014, cựu Thủ tướng Jose Socrates đã bị bắt giữ vì nghi ngờ gian lận thuế và rửa tiền.
12. Ba Lan: 62 điểm, thoát khỏi top "nguy hiểm" 10 quốc gia OECD tham nhũng nhất.
11. Israel: Là quốc gia nghèo nhất của OECD, đạt 61 điểm. Tháng 5/2015, cựu Thủ tướng Ehud Olmert đã bị kết tội nhận hối lộ hơn 150.000 USD từ một nhà tài phiệt Mỹ.
10. Slovenia: Những năm gần đây chứng kiến nhiều bê bối tham nhũng ở cấp cao tại Slovenia, khiến liên tiếp các cuộc biểu tình xảy ra.
9. Tây Ban Nha: Tây Ban Nha đạt 58 điểm theo khảo sát của TI.
Tuần qua, Đảng cầm quyền nước này đã bị giáng một đòn khá mạnh với bê bối mới khiến 24 người bị bắt vì cáo buộc nhận hối lộ.
8. Cộng Hòa Séc: Đạt 56 điểm, tăng 4 điểm so với cuộc khảo sát năm ngoái nhờ vào việc chấm dứt vụ bê bối chính trị lớn năm 2013 khiến Thủ tướng Petr Necas phải từ chức.
8. Hàn Quốc: Tham nhũng trở thành vấn đề lớn với Hàn Quốc năm 2015, Thủ tướng Lee Wan-koo đã buộc phải từ chức vào tháng 4 sau khi bị cáo buộc nhận hối lộ trong một lá thư tuyệt mệnh của một doanh nhân. Hàn Quốc ghi được 56 điểm trên thang điểm 100 của TI.
6. Hungary: Tham nhũng gia tăng khi chỉ số nhận thức giảm từ 54 điểm năm ngoái còn 51 điểm trong năm nay. Tham nhũng vặt trong y tế phổ biến với kết quả khảo sát có tới 92% người dân Hungary cho rằng đó là điều nên làm.
6. Slovakia: Cũng đạt 51 điểm, là một trong những quốc gia tham nhũng nhất châu Âu. Tình trạng tham nhũng phổ biến ở đất nước này đã được đưa vào các chương trình nghị sự khi các chính trị gia, quan chức và nhà quản lý doanh nghiệp phải tham gia hối lộ để đảm bảo có được các hợp đồng.
4. Hy Lạp: Tình hình tham nhũng tại Hy Lạp so với năm trước đã giảm đáng kể khi chỉ số nhận thức tham nhũng tăng 46 điểm so với mức 43 điểm năm ngoái.
3. Italy: Nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực châu Âu bị cái bóng tham nhũng đè nặng gắn liền với tên tuổi của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi, người bị cáo buộc nhiều tội tham nhũng. Italy đạt 44 điểm theo khảo sát của TI.
2. Thổ Nhĩ Kỳ: Là quốc gia tham nhũng nhất châu Âu với 42 điểm.
1. Mexico: Là quốc gia OECD tham nhũng nhất hiện nay, với 35 điểm. Điều này cũng không quá bất ngờ khi năm qua, thế giới đã nhiều lần nhắc đến việc trùm ma túy khét tiếng El Chapo 2 lần vượt ngục thành công nhờ đưa hối lộ cho các quan chức nhà tù Mexico.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Thanh Giang
P. B
Thu Huyền
Nguyễn Điểm
Nam Dũng
Trần Quý
Chính Bình
Trung Hà
Trần Quý
PV
Chu Tuấn