Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khởi tố cựu Tổng thống Nam Phi

Thứ sáu, 23/03/2018 - 06:34

(Thanh tra)- Các công tố viên cho biết cựu Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đang phải đối mặt với các cáo buộc tham nhũng có liên quan đến hợp đồng mua bán vũ khí trị giá 2,5 tỷ USD, vụ bê bối đã tước đi quyền lực của ông chỉ sau vài tuần.

Đây được đánh giá là một trong những bước tiến quan trọng trong ngành tư pháp của Nam Phi, nơi những chính trị gia cao cấp hiếm khi đối mặt với các cuộc điều tra và bị truy tố.

Theo đó, cựu Tổng thống Zuma đã bị đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) buộc phải từ chức vào tháng 2/2018 do nghi ngờ dính líu đến hợp đồng mua bán vũ khí gây tranh cãi với châu Âu vào những năm 90.

Trưởng Công tố viên Shaun Abrahams cho rằng: “Mọi nỗ lực xóa bỏ các cáo buộc của ông Zuma trong hơn một thập kỷ tại vị đã thất bại. Sau khi xem xét, chúng tôi đã có đầy đủ các chứng cứ để tiến hành khởi tố cựu Tổng thống. Tôi tin rằng phiên tòa sẽ làm sáng tỏ mọi nghi vấn và đưa ra phán quyết công minh nhất”.

Theo phát ngôn viên của Cơ quan Công tố quốc gia (NPA) Luvuyo Mfaku, ông Zuma đối mặt với 16 tội danh (bao gồm gian lận, tham nhũng và rửa tiền) liên quan đến 783 trường hợp vi phạm.

Hiện nhà lãnh đạo 75 tuổi này vẫn phủ nhận mọi cáo buộc và chưa có thông báo chính thức về thời gian diễn ra phiên xét xử.

Trong thương vụ mua bán vũ khí kể trên, ông Zuma, khi đó là Phó Tổng thống Nam Phi, được cho là đã nhận hối lộ từ một công ty vũ khí của Pháp thông qua cố vấn tài chính Schabir Shaikh, đã bị bắt giam năm 2005.

Năm 2016, cựu Tổng thống Zuma tuyên bố cuộc điều tra kéo dài 4 năm do ông khởi xướng đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng gian lận nào trong việc chọn nhà thầu cung cấp vũ khí. Nói cách khác không có bất kì quan chức Chính phủ nào nhận hối lộ để ưu ái cho các công ty đấu thầu.

Trước đây, ông Zuma từng bị quy kết vi phạm 16 tội danh trên. Tuy nhiên, NPA đã lờ đi trước khi ông đắc cử và trở thành Tổng thống Nam Phi vào năm 2009.

Kể từ đó, phe đối lập luôn sử dụng mọi công cụ pháp lý nhằm mở lại hồ sơ truy tố bất chấp sự phản đối kịch kiệt của ông Zuma. 

ANC bày tỏ sự tin tưởng vào hệ thống luật hình sự và sự độc lập của các cơ quan tư pháp: “Hệ thống pháp lý sẽ không khoan nhượng cho bất kỳ hành vi vi phạm nào, ngay cả với ông Jacob Zuma. Chúng tôi sẽ không kết tội ai trước khi có đầy đủ các bằng chứng”.

Đối với phe đối lập, việc cựu Tổng thống bị truy tố là kết quả đáng mong đợi sau một thời gian dài. Lãnh đạo Đảng Liên minh dân chủ - phe đối lập chính thức, Mmusi Maimane, thậm chí còn kêu gọi: “Cựu Tổng thống Zuma cần phải thực hiện trách nhiệm giải trình ngay bây giờ”.

Tuy nhiên, theo Giáo sư luật Pierre de Vos (Đại học Cape Town), cựu Tổng thống Zuma có thể đảo ngược tình thế bằng cách yêu cầu dời thời gian xét xử để xem xét tính công bằng của phiên tòa.

Có thể nói cáo buộc tham nhũng bủa vây quanh cựu Tổng thống Nam Phi trong suốt nhiệm kỳ. Tháng 3/2016, Tòa án Hiến pháp Nam Phi phán quyết Tổng thống Zuma vi phạm pháp luật khi lạm dụng khoảng 16 triệu USD ngân sách Nhà nước để sửa chữa biệt thự riêng. Tuy nhiên, ông chỉ bị buộc trả lại 0,5 triệu USD. Cũng trong năm 2016, Cơ quan Giám sát chống tham nhũng Nam Phi cáo buộc gia đình Gupta đã lợi dụng mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Zuma để trục lợi cá nhân và can thiệp sâu vào chính trường nước này.

Phạm Thục Trinh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm