Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/10/2011 - 17:16
(Thanh tra) - “Nợ công”, “hệ thống tài chính mong manh”, “tăng trưởng kinh tế yếu”… đang là những vấn đề thách thức lớn đối với các thành viên IMF, thế nhưng khả năng hành động của các chính phủ lại rất hạn chế.
Bà Christine Lagarde Tổng giám đốc IMF
Cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng euro thu hút sự chú ý đặc biệt của IMF. Ủy ban tiền tệ và tài chính quốc tế - định chế hoạch định chính sách của IMF - khẳng định là các nước trong khu vực đồng euro sẽ làm mọi việc cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ công.
Tuy nhiên, mối lo ngại hàng đầu của IMF là liệu có đủ nguồn vốn để trợ giúp các nước hay không trước quy mô cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay.
Trong cuộc họp thường niên của tổ chức này hồi cuối tháng 9 tại Washington, các thành viên của IMF cũng đã cố gắng gạt bỏ bớt bất đồng trong bối cảnh có khủng hoảng kinh tế và tài chính, và cam kết sẽ hành động để khôi phục lòng tin và sự ổn định của thị trường tài chính quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới.
Tổng giám đốc IMF, bà Christine Lagarde, cho biết mức vốn hiện nay của IMF không thể đáp ứng được nhu cầu tiềm tàng của các nước dễ bị tổn thương và đang phải hứng chịu các hậu quả của khủng hoảng. Cần phải tăng mức đóng góp của các nước thành viên.
Thế nhưng, theo giới quan sát, Hoa Kỳ và Trung Quốc lại hoàn toàn bất đồng với nhau trong việc đánh giá mức vốn cần thiết cho IMF. Đại diện Hoa Kỳ thì cho rằng, mức vốn hiện nay của IMF là đủ, còn Trung Quốc đánh giá là ít, không đủ đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công trong khu vực đồng euro.
Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên, cùng với việc cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đang lan rộng, nhu cầu về tài chính đối với IMF của các thành viên đã tăng lên một cách đáng kể. Các nguồn tài chính hiện có của IMF có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu tiềm tàng của những quốc gia bị khủng hoảng.
Thế nhưng, Hoa Kỳ lại có nhận định ngược lại cho rằng IMF có đủ nguồn tài chính, bởi vì vào tháng 11 năm 2010, các thành viên IMF đã thông qua thỏa thuận chấp nhận tăng gấp đôi phần đóng góp của mình.
Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ có khoảng bốn mươi quốc gia làm xong thủ tục này. Bởi, những thỏa thuận tăng mức đóng góp tài chính cho IMF còn phải được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn. Vấn đề này rất tế nhị tại Quốc hội Hoa Kỳ. Các dân biểu thuộc đảng Cộng hòa, chiếm đa số tại Hạ viện, thường xuyên ngần ngại, thậm chí chống lại việc tăng mức đóng góp cho các định chế quốc tế, như IMF.
Theo AFP, IMF có 630 tỷ USD để tài trợ cho các nước có thu nhập trung bình và cao. Nếu trừ đi các khoản tín dụng đã hứa chi cho Hy Lạp và một số quốc gia khác, vốn của IMF chỉ còn khoảng 383 tỷ trong 12 tháng tới. Bà Christine Lagarde cho rằng, mức vốn này có thể không đủ để đối phó với những kịch bản xấu nhất.
Ngay sau khi nhậm chức Tổng giám đốc IMF, bà Lagarde đã nêu vấn đề tăng vốn cho IMF. Lãnh đạo IMF nhắc lại rằng, việc các thành viên huy động tài chính cho Quỹ tương tự như đầu tư, cho vay có lãi. Nhật Bản cho biết sẵn sàng đóng góp nhiều hơn. Đại diện các nhóm nước Nam Mỹ và Nam châu Phi cũng đồng ý là phải tăng vốn cho Quỹ.
Khôi Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh