Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/08/2015 - 06:32
(Thanh tra)- Từ ngày 16/8, khoảng 900 nghìn người ở hàng trăm thành phố trên khắp Brazil, đã xuống đường biểu tình, yêu cầu Tổng thống Dilma Rousseff phải từ chức, bởi Chính phủ của bà đã để đất nước ngập chìm trong suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị và đặc biệt là tệ nạn tham nhũng gia tăng.
Gần 1 triệu người Brazil biểu tình phản đối tham nhũng, phản đối Chính phủ và yêu cầu Tổng thống từ chức. Ảnh: AFP
Theo ước tính của lực lượng cảnh sát, số lượng biểu tình ở khoảng 100 thành phố lớn của Brazil ít nhất cũng là 866 nghìn người. Chỉ tính riêng tại Đại lộ Paulista (TP Sao Paulo, Đông Nam Brazil), đoàn người biểu tình trong ôn hòa đã lên tới 350 nghìn người. Còn theo các đơn vị tổ chức biểu tình, khoảng 2 triệu người biểu tình trên khoảng 100 thành phố lớn tại Brazil, trong đó riêng tại TP Sao Paulo ước tính có khoảng 1 triệu người biểu tình.
Dù ở bất cứ thành phố nào, đoàn biểu tình đều có chung đặc điểm: Mang những tấm cờ Brazil khổ lớn, với rất nhiều biểu ngữ, nhưng có 2 biểu ngữ chủ đạo là "Tổng thống Dilma Rousseff hãy từ nhiệm" và "Nói không với tham nhũng". Đặc biệt, tất cả đoàn biểu tình đều diễn ra trong ôn hòa.
"Chúng tôi sẽ biểu tình tới cùng. Chỉ khi nào Tổng thống từ nhiệm, cuộc biểu tình mới có thể chấm dứt. Tổng thống sẽ phải trả lại cho đất nước này hòa bình và thoát khỏi "bóng ma" của tệ nạn tham nhũng", Patricia Soares - một công chức 43 tuổi tham gia biểu tình ở Thủ đô Brasilia, khẳng định quyết tâm cũng như mục tiêu của đoàn người biểu tình.
Theo nghiên cứu sơ bộ, kể từ khi tái nhiệm khó khăn lần thứ 2 vào hồi cuối năm 2014, trải qua 3 cuộc biểu tình với quy mô rất lớn (lần thứ nhất hồi tháng 3/2015, với số người biểu tình ước tính trên 1 triệu người, lần thứ 2 hồi tháng 4/2015 với khoảng 600 nghìn biểu tình và lần thứ 3 là trong mấy ngày qua với gần 1 triệu người biểu tình), uy tín của bà Dulma Rousseff giảm sút nghiêm trọng, với chỉ khoảng chưa đến 8% người dân còn đặt niềm tin vào đương kim Tổng thống.
Cùng với giảm sút về uy tín, hiện bà Dilma Rousseff và Đảng Lao động (PT) trong liên minh cầm quyền và Chính phủ Brazil đang phải đối mặt với 3 vấn đề cực kỳ nan giải: Thứ nhất, suy thoái kinh tế với mức lạm phát đang ở ngưỡng 9%, đi kèm với những chính sách "thắt lưng buộc bụng" không hợp lòng dân; thứ hai là vụ bê bối tham nhũng "khủng" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Brazil (Petrobras) liên quan đến nhiều đảng phái, nhiều chính trị gia và nghị sĩ Brazil, khiến ngân sách nước này bị thất thoát, biển thủ lên tới hàng tỷ USD; thứ ba là cuộc khủng khoảng chính trị kéo dài, ngày càng căng thẳng có thể sẽ khiến liên minh đa số trong Quốc hội bị tan vỡ.
Đứng trước áp lực của các cuộc biểu tình rầm rộ, quy mô lớn liên tục diễn ra, về phần mình, Tổng thống Brazil vẫn khẳng định, sẽ không từ nhiệm cho dù áp lực như thế nào cũng như bị đe dọa ra sao. "Chúng tôi tin vào tính hợp pháp của cuộc bầu cử hồi cuối năm ngoái. Cuộc bầu cử công bằng, thể hiện sự tin tưởng của người dân đối với Chính phủ. Chính vì thế, sẽ không có áp lực cũng như mối đe dọa nào có thể khiến tôi phải từ chức. Con số 8% tín nhiệm có thể chỉ là con số suy đoán, không có tính xác thực", bà Dilma Rousseff nhấn mạnh.
Nhật Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh