Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Fukushima và bài học hạt nhân

Thứ năm, 14/04/2011 - 13:45

(Thanh tra) - Hãy còn quá sớm để cộng đồng quốc tế có thể rút ra bài học về an toàn hạt nhân từ nỗi đau Fukushima, Nhật Bản. Thảm họa Fukushima càng làm lộ rõ tính chất bất ổn định trên thị trường năng lượng quốc tế.

Coi thường quy định an toàn và bất cẩn?

Giám đốc Trung tâm Địa lý chính trị về Năng lượng và Nguyên liệu Pháp, giáo sư Jean Marie Chevalier và giáo sư kinh tế tại đại học Paris Dauphine, Patrice Geoffron, là những người đã nêu lên những bài học đầu tiên rút tỉa từ Fukushima.

Một trong những bài học đầu tiên rút ra được từ tai nạn Fukushima là Nhật Bản đã lơ là trong việc quản lý, thanh tra hoạt động của các đại tập đoàn? Hay nói một cách khác, do là một công ty quá lớn, Tepco cũng như các tập đoàn ngân hàng Mỹ trong trận “sóng thần” tài chính 2008, đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của một quốc gia?

Fukushima cho thấy một thực tế là cộng đồng quốc tế luôn đi tìm những nguồn năng lượng mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn, để bảo đảm nguồn cung cấp bất chấp những bất ổn và đe dọa đến từ các yếu tố như chiến tranh, thiên tai… Phải chăng đã đến lúc cộng đồng quốc tế phải hợp lực để củng cố các phương tiện giám sát những hoạt động của các tập đoàn năng lượng hạt nhân ?

Những thiếu sót nghiêm trọng của Tepco, Công ty khai thác nhà máy Fukushima, đang được chỉ rõ là: Tại sao ai cũng biết Nhật Bản là nơi bị đe dọa động đất, vậy mà con đê chống sóng thần lại không được xây dựng đúng kích thước để đề phòng tai họa? Để đến nỗi toàn bộ hệ thống bơm nước làm nguội lò phản ứng bị hư hại. Kèm theo đó là những hậu quả dây chuyền mà tới nay chưa một ai có thể đo lường được mức độ nghiêm trọng sẽ đi tới đâu.

Fukushima và trách nhiệm dân sự


Luật pháp Nhật Bản quy định: "Trong trường hợp xảy ra thảm họa, tập đoàn khai thác nhà máy điện nguyên tử có thể được miễn phần trách nhiệm về phương diện dân sự”. Tokyo đã xác định rõ là sẽ bảo đảm để các nạn nhân được bồi thường thỏa đáng. Điều đó có nghĩa là hãng bảo hiểm cho Tepco phải hứng lấy một phần các phí tổn.

Vấn đề đặt ra là cách nay không lâu tập đoàn điện lực Tokyo, Tepco vừa điều chỉnh hợp đồng bảo hiểm theo hướng nhằm “giảm bớt chi phí cho tập đoàn” và theo quy định của hợp đồng, thì Tepco không được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra thiên tai.

Tin còn chưa được kiểm chứng là Tepco không có khả năng tài chính để bồi thường nạn nhân bị nhiễm phóng xạ càng làm sứt mẻ uy tín của tập đoàn điện lực Tokyo.

Trong những ngày gần đây Tepco đã liên tục bị tấn công sau khi báo chí loan tin tập đoàn này giấu nhẹm thông tin về việc bảo trì nhà máy cũng như đã phớt lờ trước những lời cảnh cáo của cơ quan an toàn năng lượng nguyên tử Nhật Bản đòi Tepco phải củng cố vòm bảo vệ lò phản ứng.

Chính quyền Nhật dự báo trận động đất và sóng thần vừa qua đã cuốn đi 200 tỷ euro, đó là chưa kể đến những thiệt hại do tai nạn nhà máy điện nguyên tử Fukushima gây ra. Để so sánh, xin nhắc lại là trận động đất Kobe, năm 1995 gây thiệt hại 70 tỷ đô la cho kinh tế Nhật Bản.

Kỳ Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm