Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính phủ và các Cty dược đang “làm ngơ” cho tham nhũng

Thứ bảy, 04/06/2016 - 08:28

(Thanh tra)- Theo nhận định của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), hàng loạt bê bối xảy ra trong những năm gần đây cho thấy sự "nhắm mắt làm ngơ" của Chính phủ các nước và các Cty Big Pharma (các Cty dược phẩm lớn trên thế giới) đang cho phép một nhóm nhỏ mang về lợi nhuận khổng lồ, trong khi sức khỏe của nhiều người nghèo trên thế giới bị tổn hại nghiêm trọng.

Tại các quốc gia nghèo, khoảng 25% thuốc là không đạt chuẩn. Ảnh: Independent

Tham nhũng ăn mòn sức khỏe người dân

Báo cáo của TI về tình hình tham nhũng trong ngành Dược đã chỉ ra, mỗi năm, chi tiêu y tế toàn cầu bị mất 300 triệu USD vì tham nhũng và các sai phạm. "Các cam kết về chống tham nhũng do người đứng đầu Chính phủ, các quan chức Chính phủ cấp cao đang "vắng mặt" tại nhiều quốc gia". Thậm chí, theo TI, việc đấu tranh chống sai phạm "bị cản trở bởi một sự chấp nhận ngầm cho tham nhũng".

TI nhấn mạnh các nhóm hành vi tham nhũng trong ngành Dược bao gồm: Trả tiền cho các bác sỹ để tiến hành các cuộc khảo sát cho những loại thuốc chưa bao giờ được kê đơn, và các Cty bí mật viết khống các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc…

Hối lộ và tham nhũng cũng cho phép một số Cty có được sự điều chỉnh quy trình sản xuất, từ đó để xảy ra tình huống mà khoảng 1/4 số thuốc được tiêu thụ ở các nước có thu nhập thấp và trung binh bị làm sai lệch hoặc không đạt chuẩn.

TI còn “vạch trần” sự gian dối nguy hiểm, khi mà một nghiên cứu cho thấy 94% thử nghiệm lâm sàng của ngành công nghiệp phụ trợ thuốc chống trầm cảm được viết là cho thấy kết quả tích cực, nhưng khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ kiểm tra lại thì kết quả chỉ là 51%.

Bên cạnh đó, một khoản tiền lớn được được chi vào việc tác động các bác sỹ để thuyết phục họ kê đơn thuốc đắt tiền mà chất lượng không hơn các thuốc thay thế có giá thành rẻ hơn.

Chỉ riêng tại Mỹ, ngành công nghiệp dược phẩm tốn khoảng 42 tỷ USD mỗi năm cho các hoạt động quảng cáo tiếp thị hướng đến các bác sỹ, tương đương với mức trung bình 61.000 USD/bác sỹ.

Đáng báo động, tại các quốc gia nghèo, khoảng 25% thuốc không đạt chuẩn. Điều này ảnh hưởng tới mối nguy hiểm gia tăng các chủng vi khuẩn kháng thuốc trên toàn cầu.

Theo TI, hiện đang tồn tại các lỗ hổng nghiêm trọng trong toàn bộ chuỗi cung ứng thuốc, từ việc thiếu công khai minh bạch trong dữ liệu nghiên cứu thuốc tới các hành vi tiếp thị mờ ám để hạ thấp các tiêu chuẩn sản xuất... "Thật là "sốc" khi bất chấp các bê bối liên quan đến các Cty dược phẩm, các nhà hoạch định chính sách vẫn không đặt tình hình tham nhũng ở mức nghiêm trọng", bà Sophie Peresson - Giám đốc Chương trình Thuốc và Chăm sóc sức khỏe nhận định.

Dừng ngay việc “làm ngơ” cho tham nhũng

Ngành công nghiệp dược phẩm có sức hút ghê gớm khi mà dự kiến chi tiêu toàn cầu về thuốc sẽ tăng lên 1.300 tỷ USD vào năm 2018. Cùng với đó, vấn đề chống tham nhũng trong ngành dược càng trở nên bức thiết hơn nữa.
 
Bà Sophie Peresson kêu gọi: “Các Chính phủ và các Cty dược cần phải nhận trách nhiệm về mình trong cuộc chiến chống tham nhũng và dừng ngay việc "làm ngơ"".

Ở một khía cạnh khác, báo cáo của TI khẳng định, khả năng tài chính của các Cty Big Pharma cho phép chi hàng triệu USD mỗi năm cho hoạt động vận động hành lang chính trị. "Các Cty dược có thể ảnh hưởng quá mức đến hệ thống chính trị của các quốc gia thông qua sức chi tiêu lớn của họ. Họ (các Cty dược - PV) thường xuyên tài trợ cho các ứng cử viên có sự hỗ trợ cho vị trí của họ trong các vấn đề mang tính quyết định".

Với lợi nhuận khổng lồ, việc chi trả cho các án phạt khi sai phạm bị phát hiện cũng không làm các Cty dược “nao núng”. Theo TI, các Big Pharma đã chi ra hàng tỷ USD để giải quyết bê bối liên quan đến các chương trình quảng cáo thuốc trái phép tại Mỹ và gần đây hơn là bê bối hội lộ cho các bác sỹ nước ngoài.

Đơn cử, hãng dược phẩm lớn nhất của Anh là GlaxoSmithKline đã bị phạt với mức tiền kỷ lục gần 500 triệu USD năm 2014 vì hối lộ ở Trung Quốc. GlaxoSmithKline cũng đã bị Cục Phòng, chống tham nhũng Trung ương Ba Lan điều tra hình sự với cáo buộc hối lộ bác sĩ nhằm thúc đẩy doanh số bán thuốc phổi Seretide. Tại Romania, GlaxoSmithKline bị tố đưa tiền cho các bác sĩ để họ kê đơn thuốc chữa bệnh ung thư tiền liệt tuyến và bệnh Parkinson theo yêu cầu.

Nhiều Cty khác cũng đang phải đối mặt với các cuộc điều tra theo Luật Chống tham nhũng nước ngoài của Mỹ (U.S. Foreign Corrupt Practices Act) - một đạo luật cho phép Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) có quyền điều tra hoạt động của những Cty nước ngoài bị nghi ngờ tham nhũng và trừng phạt nghiêm khắc những đối tượng này nếu xác nhận có tội.

Cũng theo báo cáo của TI đầu năm nay, cứ 10 cuộc điều tra tham nhũng của chính quyền Mỹ thì có 1 cuộc liên quan đến các Cty dược, nhiều hơn đáng kể so với lĩnh vực ngân hàng.

TI thừa nhận, những khoản tiền lớn khiến việc ngăn chặn tham nhũng thực sự rất khó khăn. "Để giảm tham nhũng trong ngành Dược, Chính phủ các nước phải cho thấy cam kết giải quyết. Bất kể doanh thu, thâm niên của Cty là bao nhiêu; uy tín, mức chuyên nghiệp trong chăm sóc sức khỏe như thế nào, bất cứ ai bị nghi ngờ tham nhũng cũng phải được điều tra và áp dụng các chế tài xử lý".

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm