Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 02/10/2015 - 14:05
(Thanh tra) - Bắt đầu từ ngày 30/9, tại nhiều thành phố trên khắp Nam Phi, trong đó tập trung nhiều nhất ở 3 thành phố lớn là Cape Town, Durban và Pretoria, hàng chục nghìn người đã tổ chức biểu tình phản đối tham nhũng.
Đoàn người biểu tình tại TP Pretoria (Nam Phi), ngày 30/9. Ảnh: Reuters
Ở TP Pretoria, hơn 5.000 người tổ chức biểu tình trước Phủ Tổng thống, đồng thời gửi tới Tổng thống một bản kiến nghị về vấn nạn tham nhũng hiện nay ở Nam Phi. Tham gia đoàn biểu tình ở TP Pretoria hầu hết là công đoàn viên chức, đại diện các tổ chức tôn giáo, đại diện các tổ chức xã hội dân dự, hay nói một cách ngắn gọn, là những người đang thực sự quan tâm tới cuộc cách tân ở Nam Phi.
Justine- 1 luật sư tham gia biểu tình cho rằng, sau 20 năm dân chủ được thiết lập ở Nam Phi, vẫn còn quá nhiều sự bất bình đẳng cũng như có quá nhiều tiền ngân sách được chi tiêu không hợp lý, thậm chí là không hợp pháp. “Tôi là người da trắng, là 1 luật sư, tôi ở tầng lớp trung lưu và tôi thấy may mắn về điều đó. Thế nhưng, đến nay, tôi không thể chịu đựng được nữa về tệ nạn tham nhũng diễn ra triền miên ở Nam Phi. Cho dù tôi có thẻ bảo hiểm cá nhân (dạng thẻ bảo hiểm tự nguyện), tôi đi khám chữa bệnh ở các bệnh viện tư, các con tôi đi học ở trường tư thục, thế nhưng, những người thu nhập thấp hơn tôi thì sao. Họ không có lựa chọn nào khác ngoài chọn các dịch vụ công. Nhưng oái ăm thay, các dịch vụ công gần như không đoái hoài gì tới những người có thu nhập thấp, những người nghèo. Tại sao lại vậy, trong khi chính họ đang phải ăn lương từ tiền thuế của tất cả người dân Nam Phi”, luật sư Justine bức xúc.
Giáo sĩ Alan- chủ trì Giáo hội Anh ở Rustenburg (một thị trấn nhỏ nhằm ở phía Tây thành phố Johannesburg) cho rằng, tham nhũng không trừ một ai, một lĩnh vực nào, và ngay cả với người nghèo nhất cũng bị tham nhũng “sờ tới”. Giáo sĩ Alan kể 1 câu chuyện: “1 giáo dân của tôi phải trải qua kỳ thi lấy giấy phép lái xe. Kỳ thứ nhất, cô ấy bị đánh trượt. Kỳ thứ hai, được “gợi ý” của một số người, cô ấy đã buộc phải chấp nhận đút lót 2.300 rand (tương đương 167 USD), nếu không muốn bị đánh trượt tiếp. Sau khi nộp tiền xong, cố ấy thi và đã lấy được giấy phép lái xe”. “Đó là một số tiền quá lớn đối với mức thu nhập trung bình của người dân Nam Phi. Mọi người rất tức giận với những hành vi đòi hối lộ, nhưng mọi người vẫn phải chấp nhận làm điều đó, bởi đó là cách duy nhất giúp họ làm được một việc gì đó liên quan tới các dịch vụ công”, Giáo sĩ Alan chán nản than phiền.
David Lewis- Chủ tịch Tổ chức Giám sát tham nhũng ở Nam Phi, một trong những người đứng ra tổ chức cuộc biểu tình ở TP Pretoria cho rằng, Chính phủ đừng nghĩ rằng cuộc biểu tình lần này chỉ là “làn sóng nhỏ”, bởi nó có thể dễ dàng trở thành “cơn sóng thần”. “Chính phủ nên lắng nghe những kiến nghị của chúng tôi, bởi “làn sóng nhỏ” rất dễ biến thành “cơn sóng thần”. Tốt nhất, Chính phủ nên nhìn những tấm gương ở các nước khác, như ở Brazil, Malaysia, hay như ở Guatemala, nơi mà tổng thống nước này đang bị giam giữ vì cáo buộc tham nhũng”, ông David Lewis cảnh báo.
Trong khi đó, Zwelinzima Vavi- cựu Tổng Thư ký Nghiệp đoàn Cosatu (một trong những tổ chức công đoàn lớn nhất Nam Phi) thì lại đưa ra lời “nắn gân”: “Đây mới chỉ là bắt đầu. Chính phủ nói rằng, họ đã bắt giữ và xử lý 177 công chức tham nhũng. Thế nhưng, đó chỉ là những “con tốt”. Đến nay, chưa 1 bộ trưởng, thứ trưởng nào bị bắt giữ, trong khi đó mới là những đối tượng tham nhũng, bòn rút công quỹ nhiều nhất. Chúng tôi cần lời giải thích thỏa đáng từ phía Chính phủ. Đó là điều duy nhất chúng tôi muốn nghe thấy, khi chúng tôi quay lại (tổ chức biểu tình lại) vào ngày 14/10 tới”.
Nhật Minh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh