Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 18/07/2017 - 19:09
(Thanh tra) - Đó là vấn đề được đặt ra tại buổi làm việc Tổ Công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước sáng 18/7.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng
Đang lấy ý kiến đề án chống đô la hóa, vàng hóa
Một trong những vấn đề Thủ tướng đặt ra với Ngân hàng Nhà nước là sớm trình chủ trương huy động nguồn lực trong dân.
“Trong dân chúng ta nguồn lực rất lớn, làm thế nào huy động được nguồn lực đô la đang nằm trong dân. Thay vì gửi lãi suất đô la 0%, thì có chính sách huy động nguồn lực này để hòa vào huy động khác để phục vụ đầu tư”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng truyền đạt ý kiến Thủ tướng.
Giải trình điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho hay, nhiều năm qua, tiền đồng, ngoại tệ, tỷ giá... được điều hành tổng thể để đảm bảo ổn định, kiểm soát lạm phát. Nhờ các giải pháp rất trúng đó, các nguồn lực trong nền kinh tế đã chuyển hoá sang đồng Việt Nam.
Theo ông Hưng, năm 2016, chúng ta mua vào gần 10 tỷ USD để tăng dự trữ ngoại hối, trong đó thặng dư thanh toán chỉ chiếm một phần, còn phần lớn là nguồn ngoại tệ nắm giữ trong dân đã được chuyển hoá sang đồng Việt Nam.
“Thông qua việc người dân bán ngoại tệ, họ chuyển hoá thành nguồn tiền gửi vào hệ thống tổ chức tín dụng hoặc họ trực tiếp đầu tư kinh doanh. Đây là cách chuyển hoá nguồn ngoại tệ tốt nhất, phù hợp nhất trong điều kiện cần kiểm soát ổn định vĩ mô, không để những biến động ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước”, người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước phân tích.
Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến các bộ, ngành về đề án chống đô la hoá, vàng hoá. Trong đó, có nêu những giải pháp vĩ mô, cụ thể, cũng như trách nhiệm từng bộ, ngành. Ngân hàng Nhà nước cũng có giải pháp chuyển hoá nguồn lực này đưa vào đầu tư.
Thống đốc dẫn chứng, “như vàng, trong nhiều năm qua, chúng ta không mất ngoại tệ để nhập vàng về, người dân không đổ nguồn lực vào mua vàng, qua đó tiết giảm nguồn lực ngoại tệ đồng thời chuyển hóa nguồn lực vàng, đô là vào nền kinh tế”.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là giải pháp phù hợp, sẽ báo cáo Chính phủ đề án cụ thể với lộ trình bước đi phù hợp, làm sao huy động được nguồn lực nhưng vẫn đảm bảo sự ổn định.
"Tôi đề nghị, chúng ta huy động nguồn lực trong dân để phục vụ cho nguồn lực đầu tư phát triển, đây là vấn đề rất quan trọng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Ông cho hay, Thủ tướng nhắc điều này đến 3 lần với Tổ Công tác. Trong nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng vừa rồi cũng nhắc Ngân hàng Nhà nước sớm báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng việc huy động nguồn lực trong dân, trong đó có ngoại tệ.
“Chưa nói đến vàng đâu, mới có ngoại tệ thôi. Nguồn lực trong dân rất nhiều, chúng ta nên tính toán đề xuất như thế nào cho hợp lý, tạo ra cơ chế để hút tiền vào, chứ đừng để tiền chảy ra nước ngoài”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Tăng trưởng tín dụng không “dồn toa” vào cuối năm
Liên quan đến giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước báo cáo, đã có quyết định. Ngay sau khi các quyết định giảm lãi suất có hiệu lực thi hành, các ngân hàng thương mại triển khai áp dụng thống nhất giảm 0,5% lãi suất cho vay ngắn hạn, trung hạn với các lĩnh vực ưu tiên.
Toàn cảnh buổi làm việc
Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho hay, các ngân hàng thương mại áp dụng chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp. Cơ cấu tín dụng có sự chuyển dịch tốt tập trung vào các cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có một số ngành kinh tế trọng điểm
“Chúng tôi kiểm soát rất chặt, thực hiện giám sát từ xa, cảnh báo từ xa định hướng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng”, ông Hưng thông tin, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là tăng trưởng tín dụng 18%, kiểm soát lạm phát, bảo đảm chất lượng các tổ chức tín dụng…
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý, tăng trưởng tín dụng phải đều trong các quý, chứ không dồn toa vào cuối năm. Tăng trưởng phải hướng vào sản xuất kinh doanh, hướng vào doanh nghiệp khởi nghiệp, hướng vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng GDP mục tiêu GDP 6,7%.
Theo Bộ trưởng, tăng trưởng vẫn phải kiểm soát được lạm phát, kiểm soát được nợ công, kiểm soát được ngoại hối, tỷ giá vẫn phải bảo đảm được… nhưng nếu thận trọng quá, không dám làm thì sẽ mất cơ hội…
“Lãi suất đã giảm, nhưng thực chất so với các nước vẫn rất cao”, ông Dũng nói, phải tính toán như thế nào để giảm lãi suất? Kể cả huy động tiền gửi có giảm nữa không? Ngay cả vấn đề chi phí của các ngân hàng cũng phải tính toán… để tăng trưởng tín dụng phải chất lượng, tăng trưởng tín dụng phải thực chất, giải quyết quyết liệt nợ xấu.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang