Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 10/11/2014 - 10:16
Hoạt động tái cơ cấu ngân hàng đã được 3 năm. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong tái cơ cấu vẫn còn lúng túng. Có ngân hàng tự tháo gỡ bằng nội lực, có nhiều ngân hàng loay hoay. Thậm chí có chuyên gia kinh tế cho rằng phải mất 10 năm, chứ không thể vội...
Tái cơ cấu ngân hàng hiện bị cho là hơi chậm. Ảnh: Như Ý.
Tự cứu
Kể với Tiền Phong về câu chuyện tự tái cơ cấu, lãnh đạo một ngân hàng từng chinh chiến thời đó nhớ lại: “Quãng năm 2012, mất thanh khoản không chỉ rơi vào 8 ngân hàng thương mại (NHTM) yếu kém phải sáp nhập mà còn “sém” cả vào những ngân hàng lớn. Ngay ở NHTM chúng tôi lúc bấy giờ, nhìn bề ngoài ngon lành nhưng bên trong có lúc nguy. Bế tắc, từng phát tín hiệu kêu cứu với đối tác ngoại thì nhận được trả lời: Không. Hãy về xin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cứu”.
Tuy nhiên, nếu kêu NHNN cũng đồng nghĩa được “bơm” cho ít tiền và bị kiểm soát đặc biệt… Vậy là chỉ còn cách tự cứu mình. Hồi đó, cả ngân hàng mở chiến dịch dốc sức làm việc gấp 2- 3 lần, suốt ngày họp, bàn giải pháp tìm cách gỡ (tìm nguồn, đủ chiêu huy động; phân ban nợ xấu...). “Thoát được giai đoạn khó, nhiều nguời lăn ra ốm nặng, có nguời cấp cứu vì làm việc lao lực. Bây giờ nghĩ lại vẫn choáng”- Vị này nói.
Đến giờ này, có lẽ ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TPBank đã thở phào. Thời điểm năm 2012, để mua cổ phần trở thành cổ đông lớn và đứng vai chủ tịch HĐQT TPBank, gia đình ông chủ Tập đoàn vàng bạc Đá quý Doji đã bán đứt Cty Diana cho Unicharm với giá 184 triệu USD, liên kết góp vốn vào TPBank (do FPT sáng lập), cùng với người em Đỗ Anh Tú.
Một bạn hàng của ông Phú lúc đó từng ngán ngẩm: “Không biết bác ý tính gì mà bán nhà máy, rút hẳn một chân ra khỏi vàng để đổ vào cái ngân hàng đang sắp chết. Cầm chắc bác ấy sẽ thất bại”. Ấy vậy mà chỉ sau 2 năm, sử dụng một chiến lược đồng bộ từ làm thương hiệu, xây dựng sản phẩm bán lẻ, giờ ông chủ ngân hàng TPBank đã có thể tự hào những việc đã làm.
Cần 10 năm tái cơ cấu ngân hàng?
Đến thời điểm này, trong 9 ngân hàng yếu kém xác định đợt đầu, có 8 thành viên đã tiến hành tái cơ cấu (gồm Habubank, SCB, TinNghiaBank, Ficombank, TPBank, TrustBank, Navibank và Western Bank), ngoại trừ GP Bank hiện chưa rõ tiến độ. Về “sức khỏe” từng ngân hàng tái cơ cấu, rất cần sự đánh giá xếp loại công khai của NHNN, nhưng cơ bản, việc xử lý những ngân hàng yếu kém đã đạt tiêu chí: Đảm bảo an toàn cho hệ thống.
Theo chuyên gia kinh tế - TS Trần Hoàng Ngân, để hoàn thành tái cơ cấu xong hệ thống ngân hàng, thời gian phải lên tới 10 năm. Hiện mới được gần 3 năm và đúng là hơi chậm. “Dư luận đang muốn nhanh, nhưng với ngân hàng không thể được. Xử lý tái cơ cấu lĩnh vực này là cả một nghệ thuật, không được để dân hốt hoảng”- TS Ngân nói.
Số lượng ngân hàng như thế nào thì đủ cho nền kinh tế như Việt Nam? Chuyên gia Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia Trần Hoàng Ngân nhìn nhận: Có thể “co hẹp” bớt lại ít hơn 40 NHTM cổ phần đang hoạt động, theo hướng làm cho các ngân hàng nhỏ hoạt động tốt hơn, rồi sáp nhập vào các ngân hàng lớn. Tuy nhiên quan trọng nữa chính là các NHTM phải tiến đến nâng lên chuẩn nợ quốc tế (đạt chuẩn Basel II), mới thực sự lành mạnh được.
Theo TPO
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý