Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 10/02/2019 - 15:18
(Thanh tra)- Năm 2018 được xem là năm đỉnh cao của ngành ngân hàng khi lợi nhuận được dự đoán có thể đạt đỉnh. Bước sang năm mới, câu chuyện về Basel II sẽ là yếu tố then chốt buộc các ngân hàng phải thận trọng cũng như tập trung xử lý nợ xấu.
Trong năm 2018, Vietcombank được công nhận là ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II tại Việt Nam. Ảnh: CT
Lợi nhuận ngành 2018 có thể đạt đỉnh
Thống kê sơ bộ cho thấy, khoảng 80% ngân hàng niêm yết đã hoàn thành được hơn 70% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Những ngân hàng lớn như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã hoàn thành gần 90% kế hoạch. Việc vượt kế hoạch cả năm là hoàn toàn có thể xảy ra ở 3 ngân hàng này khi quý IV thường là quý bứt phá mạnh mẽ nhất do nhu cầu vốn tăng mạnh.
Một số ngân hàng nhỏ vượt kế hoạch cả năm như VietCapitalBank lãi trước thuế 139 tỷ đồng, vượt 79%; MaritimeBank đạt 290 tỷ đồng, vượt 49%; NamABank đạt 471 tỷ đồng, vượt 47%.
Một số chuyên gia cho rằng lợi nhuận ngành ngân hàng có thể đạt đỉnh trong năm 2018, sau đó giảm dần. Vì thời điểm này, hầu hết ngân hàng đã trích lập xong dự phòng tín dụng của giai đoạn 2011 - 2014. Hơn nữa, sắp tới Ngân hàng Nhà nước có thể sẽ không muốn duy trì mức tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay mà sẽ đưa xuống thấp hơn.
Trong năm 2018, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) được công nhận là hai ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II tại Việt Nam. Theo đó, hai ngân hàng có đủ khả năng hoạt động an toàn theo thông lệ tiên tiến của các nước phát triển trên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động có thể xảy ra.
Một sự kiện đáng chú ý khác trong năm là BIDV sẽ bán 17,65% cổ phần cho KEB Hana Bank của Hàn Quốc. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng lên mức 40.220 tỷ đồng. Cổ đông Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu về 80,99%, cổ đông nước ngoài chiếm 15% và cổ đông ngoài nhà nước khác là 4,01%.Ngoài ra, Vietcombank cũng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bán 10% vốn cổ phần cho đối tác ngoại để tăng vốn điều lệ.
Vietcombank báo lãi trước thuế kỷ lục hơn 11.683 tỷ đồng, lãi sau thuế 9.378 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Đây cũng là con số hấp dẫn nhất ngành ngân hàng sau 9 tháng. Tiếp sau là Techcombank báo lãi trước thuế 7.774 tỷ đồng, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Các mảng kinh doanh của Techcombank hầu hết tăng trưởng dương. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) lãi trước thuế 7.596 tỷ đồng, tăng 5% cùng kỳ. BIDV đạt lợi nhuận 7.254 tỷ đồng, tăng 31% cùng kỳ năm trước và hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cũng đạt lợi nhuận 6.125 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng đạt mức lợi nhuận kỷ lục từ sau khi xảy ra vụ án liên quan Bầu Kiên, đạt 4.800 tỷ đồng, gấp 2,4 lần cùng kỳ. Một số ngân hàng khác như TPBank, ABBank cũng ghi nhận mức lãi khá cao trong 9 tháng khi đạt lần lượt 1.614 tỷ đồng và 658 tỷ đồng…
Techcombank báo lãi trước thuế 7.774 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2018, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Ảnh: CT
Xử lý nợ xấu, đáp ứng chuẩn Basel II
Tuy nhiên, nợ xấu các ngân hàng lại có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỷ lệ. Cá biệt có trường hợp nợ nhóm 5 tăng hơn gấp đôi đầu năm.
Nguyên nhân nợ xấu của nhiều ngân hàng gia tăng thời gian qua theo các chuyên gia có thể xuất phát từ việc các nhà băng bán những khoản nợ xấu đầu tiên sang Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VMAC). Đến nay, đã tròn 5 năm, với những khoản không xử lý được, trái phiếu VAMC lần lượt đáo hạn và ngân hàng phải ghi nhận lại nợ xấu đã bán khiến con số nợ xấu tăng cao. Một số chuyên gia khác còn lạc quan khẳng định nợ xấu không đáng lo ngại.
Báo cáo của CTCP chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cũng cho rằng nỗi lo nợ xấu quay trở lại trong năm 2019 là chưa lớn, thể hiện ở chỗ tỷ lệ nợ nhóm 2 chưa có dấu hiệu tăng.
Theo thống kê của BVSC, tỷ lệ nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ của các ngân hàng được quan sát đến cuối quý III chỉ ở mức 1,54%, giảm so với mức 1,61% cuối quý liền trước và 1,75% hồi đầu năm. Tỷ lệ này đã giảm mạnh so với cách đây 5 năm, vào năm 2013 lên tới 4,1%. Ngoài ra, tỷ lệ bao phủ nợ xấu hiện tốt hơn nhiều so với giai đoạn trước và các ngân hàng có nguồn lực tốt hơn để xóa sổ nợ xấu.
Trong năm 2018, Vietinbank được đánh giá là một trong những ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt nhất. Ảnh: CT
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam đánh giá yếu tố quan trọng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng những năm sau là Basel II khi đã chính thức được áp dụng. Lúc này, các nhà băng không thể dựa nhiều vào tín dụng mà phải chuyển qua các hoạt động khác. Khi đó, lợi nhuận chắc chắn sẽ bị giảm sút chứ không thể như năm nay.
Cũng theo ông Hải, từ năm 2019, vấn đề nợ xấu có thể sẽ lại là bài toán cho các ngân hàng sau thời gian vừa qua tăng trưởng tín dụng tương đối "nóng", bên cạnh những tác động bất ổn từ thị trường tài chính thế giới. Theo đó, lợi nhuận những năm sau sẽ tăng trưởng chậm lại, và theo xu hướng giảm.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình