Mở đầu, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Nguyễn Cao Lục truyền đạt 2 vấn đề Thủ tướng yêu cầu EVN báo cáo làm rõ.Đầu tiên là vấn đề cung ứng điện đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt cho người dân. Theo ông Lục, đây là một trong những giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 2017 nhưng hiện nay có một số trường hợp, tình trạng quá tải lưới điện cục bộ ở một số địa phương, gây mất an toàn ổn định vận hành toàn hệ thống.“Trong thời gian những ngày nắng vừa qua có 12.632 cuộc gọi liên quan sự cố mất an toàn về điện”, ông truyền đạt ý kiến Thủ tướng yêu cầu EVN rõ trách nhiệm và các giải pháp khắc phục.Thủ tướng cũng yêu cầu báo cáo về các giải pháp để huy động nguồn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án để đảm bảo nguồn cung ứng điện cho nền kinh tế; kết quả tái cơ cấu tập đoàn.Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục. Ảnh: N.Bắc“Theo số liệu báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015, EVN giữ vai trò quán quân nợ vay. So với các tập đoàn khác thì vốn vay của EVN phần lớn nợ Chính phủ bảo lãnh. Cuối 2015, nợ vay được Chính phủ bảo lãnh khoảng 26 tỷ đô, trong đó EVN chiếm 37%”, ông Lục nêu.Tổ công tác cũng đề nghị EVN tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hóa ngoại tệ đi vay để giảm rủi ro tỷ giá, quyết liệt tăng tự động hóa, giảm các chi phí.Cam kết giảm chi phí kinh doanh điện gần 3.000 tỷBáo cáo, theo ông Đặng Hoàng An, Tổng Giám đốc EVN, 6 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 95,7 tỷ kWh, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Khi cả nước trải qua đợt nắng nóng kỷ lục, tập đoàn đã cung ứng đủ điện dù rất khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc.“Để bảm bảo vận hành an toàn, ổn định hệ thống điện và thị trường điện đáp ứng nhu cầu điện cả nước. EVN đảm bảo cung cấp điện nếu nhu cầu tăng 11,5% hoặc cao hơn”, ông An cho biết. Nhưng cho rằng, tốc độ tăng trưởng này phụ thuộc vào nhu cầu của phụ tải.Nói về tái cơ cấu tập đoàn, theo ông An, về cơ bản EVN đã thoái vốn xong khỏi ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, thu về 1.943 tỷ đồng và có thặng dư. Thời gian tới, trọng tâm là tiếp tục cổ phần hoá các tổng công ty phát điện.Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết thêm, EVN hiện không còn đầu tư ngoài ngành, chỉ còn 15% cổ phần trong Công ty cổ phần tài chính điện lực.Với việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật các thông số đầu vào (như giá than nhập khẩu, gái dầu, khí, tỷ giá), so với các thông số đã tính toán kế hoạch đầu năm, tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm khoảng 7.230 tỷ đồng. Tổng Giám đốc EVN cho biết, để giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh điện, tập đoàn này phấn đấu giảm tổn thất điện năng xuống 7,47%; vận hành tối ưu hệ thống điện; thực hiện tiết kiệm 7,5% chi phí định mức cũng như tiết kiệm 12% các chi phí hội nghị, tiếp khách, khánh tiết, xăng xe, điện nước… “Sau khi thực hiện các giải pháp trên dự kiến giảm được 2.990 tỷ đồng so với kế hoạch đầu năm”, ông An nói.Bao cấp giá điện còn tràn lan “Tiếng kêu của dân với EVN đã giảm đi rất nhiều”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa đánh giá. Nhưng ông cho rằng, vấn đề giá điện người dân còn “kêu ca”, dù thực tế, giá này do Chính phủ, Bộ Tài chính, Công Thương, xem xét.Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: N.Bắc“Hiệu quả sản xuất kinh doanh của EVN chưa cao, vì tổng doanh số cao nhưng chi phí lớn”, ông Thừa bình luận, khoản nợ 9,7 tỷ USD từ năm 2015 là gánh nợ lớn cho tập đoàn trong hạch toán, điều hành. “Nợ thế này tính vào giá thành nên buộc phải cao thôi”, ông Thừa nói.Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, hiện cơ chế tài chính, cơ chế giá đang đi ngược lại mục tiêu sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia. Bởi giá điện của ta hiện nay khoảng 7,38 cen một kWh thấp hơn khu vực và các nước G7. “Người nghèo đang được hưởng giá điện ưu đãi, chúng ta bỏ ra nhiều nghìn tỷ để bảo đảm tối thiểu an sinh xã hội. Nhưng khu vực doanh nghiệp, khu vực thu nhập cao chúng ta cũng bao cấp tràn lan”, Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.Theo ông Đỗ Hoàng Anh Tuấn, chính cái đó, làm cho chúng ta không cạnh tranh được, không thực hiện được nghị quyết hình thành được thị trường điện cạnh tranh, bỏ bao cấp trong giá điện.Giải thích ngành điện thời gian qua làm tương đối tốt vấn đề công khai minh bạch giá điện, Thứ trưởng Bộ Công thương cũng thừa nhận, hiện vẫn có băn khoăn của người dân, của các cấp các ngành, thậm chí đại biểu Quốc hội cũng hỏi tại sao giá điện lại như vậy? “Tôi cho rằng, giá điện có thể cao, tăng có thể lớn nhưng quan trọng là tại sao. Do đó, về vấn đề là phải minh bạch, làm tốt công tác thông tin", ông Hải nói.Liên quan đến đầu tư trong ngành điện, theo ông Hải, còn nhiều dự án chưa hiệu quả, hoặc hiệu quả chưa như mong muốn mà EVN cũng như báo chí đã nêu.“Đề nghị kiểm soát chi phí đầu tư ngay từ khâu chuẩn bị, lập dự án, phê duyệt từ công tác khảo sát, thiết kế, lựa chọn công nghệ, phương thức mua sắm...”, ông Hải nói. Thứ trưởng Hải giải thích thêm, ngành điện hơi khác với các ngành khác là luôn luôn phải có dự án đầu tư mới, không thì không có điện. Nói cứ giảm đầu tư đi mà vẫn bảo đảm đủ năng lượng thì rất khó, gần như không thể làm được”.Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cho biết, một số dự án chậm tiến độ đến nay đã đưa vào vận hành an toàn, ổn định, góp phần bảo đảm cung cấp đủ điện trong 6 tháng đầu năm.“Để đảm bảo an toàn cung ứng điện những tháng còn lại, đặc biệt là những tháng mùa mưa lũ, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thường xuyên kiểm tra, đảm bảo an toàn cả nguồn và lưới điện. Đặc biệt, Nghị quyết của Quốc hội có nêu rõ các nhà máy thuỷ điện vận hành không đảm bảo quy trình an toàn, gây thiệt hại tài sản nhân dân thì phải chịu trách nhiệm, Chúng tôi sẽ thực hiện đúng”, ông Thành cho biết thêm.Thảo Nguyên