Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/08/2017 - 21:20
Mức thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt được lãnh đạo Bộ Tài chính đề xuất ở mức 10-20%. Trong khi ấy, với thuốc lá, ngoài mức thuế theo tỷ lệ, cơ quan này đề nghị áp thêm mức thu tuyệt đối khoảng 1.000 đồng/bao thuốc lá.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Đánh thuế cả nước ngọt có ga và không ga
Cho biết trong buổi họp báo chiều 15/8, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính cho rằng, để điều tiết tiêu dùng với đồ uống có đường và thông lệ quốc tế, cơ quan này đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Theo ông, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm tới 25% dân số. Với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì đăng tăng nhanh từ mức 0,6% vào năm 2000 lên 5,3% vào năm 2015. Trong khi ấy, thừa cân, béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim,…
Dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại diện Bộ Tài chính cho rằng, việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn dến béo phì.
Do vậy, báo cáo của ngành tài chính nêu lên thực tế, để định hướng, hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, các nước trong khu vực đã thu thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng nước ngọt. Ví dụ, tại Thái Lan, nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc. Lào hiện cũng thu thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt khoảng 5-10%. Campuchia áp thuế với nước ngọt là 10%.
Ngoài ra, đại diện Bộ Tài chính cũng khẳng định, 3 nước ASEAN cũng đang xem xét áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt là Myanmar (dự kiến thu thuế 5%), Philippines (dự kiến thu 10 peso/lít), Indonesia (dự kiến thu 3.000 rupiah/lít).
Các nước châu Âu theo đại diện Bộ Tài chính còn đánh thuế ở mức cao hơn. Cụ thể, Pháp áp thuế với mức tuyệt đối là 0,72 euro/lít, Phần Lan thu 0,075 euro/lít nước ngọt, Hungary quy định mức thuế 0,04 euro/1 chai hoặc 1 lon nước, Hà Lan thu 0,09 USD/lít,…
Từ đó, ông Thi đề nghị bổ sung nước ngọt vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm các loại nước ngọt có ga, không ga, tăng lực, thể thao, trà, càphê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.
Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ 2 phương án thuế suất. Một là áp mức thuế 10% từ năm 2019 và hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Tuy nhiên, riêng về phần mình, lãnh đạo bộ này bày tỏ quan điểm ủng hộ phương án đầu tiên, tức là áp thuế ở mức 10%.
Bổ sung thuế tuyệt đối với thuốc lá
Với thuốc lá, báo cáo của Bộ Tài chính cũng dẫn nguồn từ WHO cho rằng, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng dầu gây bệnh tật và tử vong trên thế giới. Trong khi ấy, Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam cao theo đánh giá có nhiều nguyên nhân trong đó có giá bán lẻ thuốc lá còn thấp, thanh thiếu niên dễ tiếp cận.
Theo thống kê của ngành tài chính, Việt Nam có tỷ lệ thuế trên giá bán lẻ ở mức hơn 48%, thấp hơn nhiều các nước khác. Ví dụ, tỷ lệ này ở Brunei là 81%, Thái Lan 70%, Singapore là 69%, Malaysia là 57%,…
Do vậy, để hạn chế thanh thiếu niên tiếp cận với thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng Bộ Tài chính đề xuất 2 phương án.
Phương án một là áp thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp hỗn hợp (cả thuế suất tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối). Theo quy định, lộ trình thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá từ năm 2016 là 70%, từ năm 2019 là 75%. Qua đó, theo phương án này, ngoài tỷ lệ thuế trên, cơ quan chức năng đề nghị bổ sung mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá 20 điếu và 1.500 đồng/một điếu xì gà. Quy định này được đề nghị áp dụng từ năm 2020.
Phương án 2 được Bộ Tài chính đưa ra là tăng thuế suất theo lộ trình, từ năm 2020, mức thuế sẽ tăng từ 75% lên 80%. Từ năm 2021, mức thuế sẽ tăng lên 85%.
Nêu quan điểm của mình, lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, phương thức kết hợp thuế suất theo tỷ lệ và thuế tuyệt đối được nhiều nước phát triển (khoảng 48 nước). Qua đó, đại diện ngành tài chính đề xuất quy định theo phương án một.
Trả lời cho nghi vấn, liệu mức thu tuyệt đối 1.000 đồng/bao thuốc lá có thấp không, ông Phạm Đình Thi cho rằng, đây là vấn đề cần tính toán vì sẽ ảnh hưởng tới sản xuất. Cũng theo ông, hiện mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 5 tỷ bao thuốc lá và tiêu thụ khoảng 4 tỷ bao. Bởi vậy, ông tính toán, nếu thu thêm mức tuyệt đối là 1.000 đồng/bao thì ngân sách đã có thêm khoảng 4.000 tỷ đồng./.
Theo Xuân Dũng/Vietnam+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách 50 Doanh nghiệp niêm yết tiên phong và cam kết nâng cao quản trị công ty Việt Nam – VNCG50 tại Diễn đàn thường niên Quản trị công ty (AF7).
Theo VietinBank
21:28 11/12/2024(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
10:05 11/12/2024Trần Quý
22:15 10/12/2024TC
19:00 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà