Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/07/2019 - 16:51
(Thanh tra) – Sáng nay (12/7), tại Hà Nội, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước (NSNN) 6 tháng cuối năm 2019.
Quang cảnh Hội nghị tại đầu cầu Bộ Tài chính. Ảnh: TQ
Báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm cho thấy, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - NSNN đã đề ra; điều hành quyết liệt thu, chi, đảm bảo giữ bội chi NSNN và nợ công trong phạm vi Quốc hội cho phép; góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2019.
Đến hết tháng 6/2019, tổng thu NSNN đạt 745,4 nghìn tỷ đồng, bằng 52,8% dự toán, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2018; trong đó, thu nội địa đạt 51,1% dự toán (cùng kỳ năm 2018 đạt 47,6%), tăng 13,6%; thu dầu thô đạt 68% dự toán, bằng 100,7% so với cùng kỳ; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 59,8% dự toán, tăng 13,7% so cùng kỳ năm 2018.
Về chi NSNN, 6 tháng đạt 666,1 nghìn tỷ đồng, bằng 40,8% dự toán, tăng 2,6% so cùng kỳ năm 2018.
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản 6 tháng đầu năm mới đạt 32,4% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cả mức thực hiện cùng kỳ năm 2018 (đạt 33,9%).
Cân đối NSNN 6 tháng đầu năm được đảm bảo.
Tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và thoái vốn Nhà nước còn chậm. Trong 6 tháng đầu năm, có 6 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa (trong đó chỉ có 1 doanh nghiệp thuộc danh mục phải cổ phần hóa theo kế hoạch). Lũy kế từ năm 2017 đến nay, đã cổ phần hóa 35/127 doanh nghiệp theo kế hoạch (đạt 28%), số còn phải cổ phần hóa là 92 doanh nghiệp (tương ứng 72% kế hoạch).
Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Tài chính đã thực hiện trên 38,34 nghìn cuộc thanh tra, kiểm tra, tập trung vào các lĩnh vực: quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng vốn đầu tư, quản lý tài chính doanh nghiệp, quản lý giá, chứng khoán, bảo hiểm; kiểm tra 185,84 nghìn hồ sơ khai thuế; kiến nghị xử lý tài chính trên 24,5 nghìn tỷ đồng, trong đó kiến nghị thu nộp NSNN trên 7,3 nghìn tỷ đồng, đã thu nộp vào NSNN 4,83 nghìn tỷ đồng; chống chuyển giá, giảm lỗ trên 13,9 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng đã làm tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Bắt giữ, xử lý 8,93 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại, xử lý thu NSNN 157 tỷ đồng; cơ quan Hải quan đã khởi tố 15 vụ án hình sự và chuyển các cơ quan khác khởi tố 46 vụ.
Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan hải quan, thuế tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo xuất xứ hàng Việt Nam để lẩn thuế, trốn thuế.
Hội nghị được tổ chức trực tuyến. Ảnh: TQ
Tình hình trong nước và quốc tế từ nay đến hết năm 2019 dự báo còn có nhiều khó khăn, thách thức. Để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2019, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, ngành Tài chính cần quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội và dự toán NSNN năm 2019 theo các Nghị quyết của Chính phủ số 01/NQ-CP, 02/NQ-CP và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trong 6 tháng cuối năm, Bộ Tài chính tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ quan trọng chủ yếu sau:
Hoàn thiện thể chế, nhất là trong các lĩnh vực thuế, tài chính doanh nghiệp, chứng khoán, bảo hiểm, đổi mới đơn vị sự nghiệp công; thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hóa, góp phần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, phục vụ tốt hơn người dân và doanh nghiệp;
Tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2019; quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định; Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách;
Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, nợ của chính quyền địa phương; Tăng cường công tác quản lý giá, thị trường; tiếp tục phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính;
Tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc, cổ phần hóa DNNN theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII); rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, hiệu lực, hiệu quả và đẩy mạnh đổi mới cơ chế tài chính đơn vị sự nghiệp công lập, giá dịch vụ công.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách trong xây dựng pháp luật, thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và công khai, minh bạch trong thu, chi NSNN, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, tài nguyên, khoáng sản...; thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra, kiểm toán.
Chuẩn bị tốt các điều kiện và tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2020, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm 2020-2022 sát thực tiễn, khả thi...
TQ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền