Trình bày nội dung thuyết minh đề tài, bà Trần Lan Hương nhấn mạnh: Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính trị của nước ta. Thông qua tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo (KNTC), kiến nghị, phản ánh của công dân liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời.

“Làm tốt công tác tiếp dân sẽ giúp cho Đảng, Nhà nước tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân” . 

Tuy nhiên, công tác tiếp công dân hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập đã dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài ở các địa phương trong cả nước.

Tình trạng trên bắt nguồn từ một số nguyên nhân như: Các cấp ủy DDảng, chính quyền, đoàn thể chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết KNTC và chưa coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị của mình. Thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước ở nhiều nơi chưa thực sự quan tâm đến công tác tiếp công dân; còn tư tưởng khoán trắng cho một số cơ quan chuyên môn; chưa tổ chức đối thoại, chỉ đạo giải quyết các vụ việc phức tạp ngay từ nơi phát sinh.

Việc tiếp nhận và xử lý đơn thư KNTC, kiến nghị, phản ánh chưa gắn với kiểm tra, đôn đốc việc xử lý của các cơ quan Nhà nước; các cơ quan Nhà nước thiếu cơ sở dữ liệu về tiếp công dân, giải quyết KNTC, kiến nghị, phản ánh liên thông, gây khó khăn trong việc nắm bắt các vụ việc cũng như chia sẻ thông tin về hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC, kiến nghị, phản ánh.

Ý thức pháp luật của một số công dân chưa cao, có nhiều công dân chọn cơ quan tiếp công dân theo ý muốn cá nhân, mặc dù đơn thư đó không đúng thẩm quyền giải quyết của cơ quan được chọn đó; công tác phối hợp của các cơ quan tiếp công dân xử lý những huống này còn hạn chế đã dẫn đến tình trạng gia tăng đơn thư gửi lòng vòng, vượt cấp, kéo dài, không đúng thẩm quyền.

Việc giải quyết đơn thư của công dân hiện nay chưa có điểm dừng, công tác phối hợp tiếp công dân giữa các cơ quan tiếp công dân chưa tốt; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tiếp công dân với cơ quan xử lý, giải quyết đơn thư; có tình trạng đùn đẩy đơn thư từ Trưng ương xuống địa phương.

Đội ngũ cán bộ cũng như bộ máy làm công tác tiếp dân, giải quyết KNTC chưa đủ mạnh, năng lực, trình độ và kỹ năng của một bộ phận cán bộ tiếp công dân còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Còn tình trạng quan liêu, né tránh giải quyết hoặc chỉ giải quyết qua loa cho xong chuyện các nội dung KNTC của công dân, từ đó dẫn đến tình trạng nhân dân bức xúc gửi đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật KNTC và tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức. Cơ sở dữ liệu quốc gia về KNTC chưa triển khai được cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp kéo dài như hiện nay.

Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài” là cần thiết.

leftcenterrightdel
 Toàn cảnh hội nghị thuyết minh đề tài. Ảnh: TH

Đề tài gồm 3 nội dung chính, đó là: Một số vấn đề chung về xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài tại Ban Tiếp công dân Trung ương; Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài tại Ban Tiếp công dân Trung ương; Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xử lý đơn thư vượt cấp, chuyển tiếp kéo dài tại Ban Tiếp công dân Trung ương.

Cho ý kiến vào nội dung thuyết minh đề tài, Hội đồng Thuyết minh đánh giá cao tính khả thi và giá trị khoa học của thuyết minh đề tài nếu được triển khai nghiên cứu trong thời gian tới. Thuyết minh đề tài rõ ràng, các mục được chia tương đối tốt.

Tuy nhiên, đề tài cần chỉnh sửa một số nội dung tại phần mục tiêu để khi đi vào nghiên cứu rõ ràng hơn; phạm vi không gian nghiên cứu tại Ban Tiếp công dân là chưa đủ mà cần phải mở rộng ra tại các cơ quan tiếp công dân, giải quyết đơn thư. Đồng thời đề xuất các giải pháp trong 3 nội dung đã đề ra tại phần mục đích là xử lý tình trạng vượt cấp, chuyển tiếp, kéo dài.

Tại nội dung 2,  Ban Chủ nhiệm nên phân thành 3 nhóm chính: Thực trạng đơn thư vượt cấp (thực trạng về pháp luật, thực trạng hoạt động đơn thư vượt cấp, đánh giá thực trạng đó). Tương tự cũng phải đánh giá đối với nhóm thực trạng đơn thư chuyển tiếp và đơn thư kéo dài như vậy...

Thái Hải