Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 07/12/2018 - 06:34
(Thanh tra)- Dòng sông Kôn có chiều dài hơn 170km bắt nguồn từ nơi giáp ranh 2 huyện Kon Plông và KBang, tỉnh Gia Lai chảy về các địa phương đồng bằng tỉnh Bình Định, sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) có độ dốc lớn dễ làm thủy điện, nên được tận dụng thế mạnh và quy hoạch đến 14 dự án (D.A) thủy điện “cưỡi” trên mình của nó...
Trên sông Kôn (huyện Vĩnh Thạnh) có hàng chục thủy điện đã và đang xây dựng. Ảnh: NP
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi vùng cao thuộc tỉnh Bình Định, với 30% dân số là đồng bào dân tộc Ba Na, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vất vả; hiện vẫn là huyện nghèo nhất cả nước với 51% hộ nghèo theo tiêu chí Nghị quyết 30a/CP của Chính phủ.
Ông Lê Văn Đẩu, Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh “tự hào” rằng, địa phương mình có nhiều thủy điện nhất tỉnh, và toàn Bình Định cũng duy nhất có huyện Vĩnh Thạnh làm được thủy điện. Ông Đẩu cho biết, theo quy hoạch trên dòng sông Kôn có 14 thủy điện với tổng công xuất hơn 312MW. Đến nay, đã có 4 công trình nhà máy thủy điện đi vào hoạt động, bao gồm: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh, công suất 66MW; Nhà máy Thủy điện Định Bình 9,9MW; Thủy điện Trà Xôm có công suất 20MW và Thủy điện Vĩnh Sơn 5,2MW. Hai nhà máy đang triển khai xây dựng là Nhà máy Thủy điện Ken Lút Hạ, công suất 6MW và Thủy điện Vĩnh Sơn 4, công suất 18MW.
Ảnh hưởng đầu tiên từ thủy điện là, đã có hàng nghìn ha rừng phòng hộ đầu nguồn phải nhường chỗ cho các D.A thủy điện thi công, đơn cử như: Thủy điện Trà Xôm chiếm mất hơn 633ha rừng phòng hộ, 30ha đất sản xuất nông nghiệp; Thủy điện Nước Trinh 1 và 2, sẽ phải mất 30ha đất nông nghiệp, 20ha rừng phòng hộ; Thủy điện Đắc Blê, mất 30ha rừng phòng hộ, 5ha đất nông nghiệp, phải di dời gần 5.000 hộ dân tại các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn… Riêng D.A Thủy điện Vĩnh Sơn 2, tuy không ảnh hưởng tới người dân, nhưng cũng sẽ phải mất đi hàng trăm ha rừng nguyên sinh vùng giáp ranh với tỉnh Gia Lai.
Từ thực tế trên, Chủ tịch Lê Văn Đẩu cho biết, huyện đã kiến nghị cho dừng một số D.A thủy điện nhỏ trên địa bàn để khỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến vốn rừng phòng hộ đầu nguồn.
Ông Đẩu nhìn nhận, có lẽ trên địa bàn tỉnh mình, chỉ có sông Kôn phải gánh nhiều công trình thủy điện như vậy. D.A thủy điện chồng lên thủy điện, làm dòng sông nhanh chóng biến dạng, diện tích rừng phòng hộ ngày càng bị thu hẹp dần; đất sản xuất của bà con mất dần...
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bình Định, 10 năm qua, trong số các nhà máy đã đi vào hoạt động, chỉ có Nhà máy Thủy điện Trà Xôm và Vĩnh Sơn - Sông Hinh đã chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng và trồng mới được khoảng hơn 100ha rừng; còn các D.A thủy điện khác nợ hơn 1.000ha rừng trồng mới, nhưng chưa được các chủ đầu tư thủy điện chi trả.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng các nhà máy thủy điện, hệ thống đường giao thông lên các xã vùng cao của huyện cũng bị tàn phá nặng nề, nhanh chóng hư hỏng gây ách tắc giao thông nhưng nhiều tuyến đường vẫn chưa được sửa chữa, nâng cấp; ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Có một nỗi lo lớn nhất của chính quyền và người dân nơi đây, là vấn đề an toàn hồ chứa của hệ thống các D.A thủy điện trên thượng nguồn sông Kôn; nhất là vào mùa mưa lũ. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Kôn - Hà Thanh từ năm 2015 và được điều chỉnh năm 2016. Tuy nhiên, khi có mưa lớn, nguy cơ xảy ra lũ lớn vẫn hiện hữu trong khu vực ven sông và vùng hạ lưu. Trên thượng nguồn sông Kôn hiện nay, với hệ thống thủy điện bậc thang, thủy điện dưới sử dụng lại nguồn nước của thủy điện trên, cuối cùng đều dồn về hồ chứa của đập Định Bình, cũng nằm trên dòng sông Kôn, chỉ cách thị trấn Vĩnh Thạnh chưa đầy 5km. Hồ chứa nước thủy lợi này được Bộ NN&PTNT xây dựng từ năm 2004, có dung tích chứa 226 triệu m3, lớn nhất tỉnh Bình Định, cung cấp nước cho 5 huyện là: Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phong và Phù Cát. Đến những năm 2012 - 2013 hồ chứa tận dụng nguồn nước thủy lợi để phát điện cho một tổ máy có công suất 9,9MW. Với tầm quan trọng như vậy, công tác quản lý, bảo vệ, kiểm tra hồ, đập chứa nước Định Bình luôn phải tiến hành thường xuyên. Hàng năm, UBND huyện Vĩnh Thạnh đều phối hợp với các ngành chức năng tỉnh kiểm tra các nhà máy thủy điện và hồ chứa Định Bình. Theo ý kiến của các chuyên gia, khi thi công các nhà máy thủy điện đã chưa đánh giá đúng các thông số, tác động môi trường, lưu lượng dòng chảy của dòng sông Kôn, nên đã nhiều lần xảy ra lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ đập hồ chứa Định Bình gây ngập lụt cho các các địa phương xung quanh. Trong đợt mưa lũ năm 2013, nước từ hồ tràn mạnh xuống gây lũ lớn làm thiệt hại nặng cho các địa phương ở huyện Tây Sơn, An Nhơn… trong đó có 12 người chết, thiệt hại tài sản hơn 1.000 tỷ đồng. Năm 2016, nước lũ cũng tràn qua bờ đập, uy hiếp cả một vùng rộng lớn dưới hạ du sông Kôn.
Theo chân ông Nguyễn Chí Dũng, Chánh Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, chúng tôi đã trực tiếp tới công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện Định Bình. Ông Dũng cho biết, dù các nhà máy thủy điện có xả lũ theo đúng quy trình chăng nữa, thì hồ chứa Định Bình vẫn là nơi gánh chịu cuối cùng. Trên thực tế, hồ chỉ đảm bảo cho việc phòng chống, cảnh báo sớm cho người dân các vùng hạ du sông Kôn khi có mưa lũ lớn, còn chức năng ngăn lũ thì không thể đảm nhận được.
Vấn đề quan trọng trước mắt là, chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định cần sớm kiến nghị các bộ, ngành liên quan của Trung ương xem xét đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống hồ đập Định Bình. Như vậy, mới đảm bảo an toàn hồ đập và đời sống, sản xuất của người dân; nhất là vùng hạ lưu trong thời gian tới.
Nguyên Phê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương