Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 19/10/2015 - 21:23
(Thanh tra) - Đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Hội thảo và triển lãm quốc tế lần thứ IV “An ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động” (VACI 2015) diễn ra ngày 19/10 tại Hà Nội do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (NAWAPI) chủ trì.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết, từ năm 2012, Việt Nam bắt đầu tổ chức Hội thảo và triển lãm quốc tế về nước nhằm tạo ra một diễn đàn để các bên liên quan gặp gỡ, chia sẻ cơ hội hợp tác và giới thiệu công nghệ, giải pháp mới về lĩnh vực tài nguyên nước. Đến nay, 3 kỳ hội thảo đã được tổ chức với các chủ đề rất thiết thực và ý nghĩa về nước nhằm tăng cường chia sẻ thông tin và thúc đẩy hợp tác giữa các đơn vị để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và vị thế khoa học công nghệ ngành nước.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu khai mạc Hội thảo
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong tổng lượng 1,386 triệu km3 nước trên trái đất, có 97,5% là nước mặn đại dương. Điều này có nghĩa rằng chỉ có 2,5% lượng nước trên trái đất là nước ngọt. Tuy nhiên, không phải tất cả lượng nước ngọt này là sẵn có cho việc sử dụng của con người. Khoảng 75% lượng nước ngọt tồn tại ở các dạng băng vĩnh cửu, khoảng hơn 24% tồn tại ở dạng nước dưới đất, và ít hơn 1% tổng lượng nước ngọt được tìm thấy trong các sông ngòi, hồ và đầm lầy. Trong khi đó, thế kỷ 20, dân số thế giới tăng khoảng 3 lần và đến nay đạt khoảng 7 tỷ người. Nhu cầu lương thực, năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống kéo theo lượng nước sử dụng tăng khoảng 7 lần. Với mức độ gia tăng như vậy thì nguồn tài nguyên nước ngọt đang ngày càng cạn kiệt. Theo dự đoán đến năm 2025, có khoảng 2/3 dân số toàn cầu sống ở các khu vực có điều kiện khó khăn về nguồn cung cấp nước.
Thế giới hiện nay đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự biến động về mô hình phát triển kinh tế, về nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên quốc gia do nhu cầu sử dụng nước của mỗi quốc gia ngày càng tăng. Sự biến động này đang nảy sinh những thách thức to lớn cho sản xuất, đời sống và an ninh toàn cầu.
Toàn cảnh Hội thảo
Hội thảo đã nhận được gần 100 bài báo cáo khoa học, tham luận và trình bày từ khoảng 20 nước khác nhau, tập trung vào nhiều nội dung quan trọng liên quan đến an ninh nguồn nước. Qua đó đã cung cấp các thông tin, bài học kinh nghiệm và công nghệ liên quan đến việc đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu tại các quốc gia khác nhau, từ đó có chiến lược bảo vệ, khai thác hiệu quả và phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh và phát triển kinh tế-xã hội.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá: Thế giới hiện nay đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của sự biến động về mô hình phát triển kinh tế, về nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước xuyên quốc gia do nhu cầu sử dụng nước của mỗi quốc gia ngày càng tăng. Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển thiếu bền vững, quy hoạch thiếu tầm nhìn trong những thập kỷ qua là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này. Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỷ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng và sông Mekong.
Mặc dù đã thống nhất xây dựng khá nhiều các cơ chế hợp tác song phương, đa phương về phát triển bền vững nguồn nước, thực tế phát triển và xu hướng chiếm hữu tài nguyên đang đặt ra nhiều sức ép cho Việt Nam, một quốc gia ở hạ nguồn vốn có ít lợi thế hơn trong các đàm phán về sử dụng nguồn nước quốc tế. Sự biến động của hệ sinh thái sông ngòi tất yếu dẫn đến những thay đổi liên hoàn của môi trường, tác động lên hệ sinh thái và cuộc sống con người.
Bên cạnh đó, sự phân bố không đồng đều và khan hiếm nguồn nước cũng khiến việc chia sẻ, sử dụng nguồn nước trong lưu vực một cách công bằng, hợp lý giữa các địa phương, các bên liên quan trở thành một thách thức lớn đối với an ninh nguồn nước.
Phó Thủ tướng cho biết, để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động, Việt Nam đã và đang nỗ lực tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại do nước gây ra; tăng cường hợp tác quốc tế, nhất là hợp tác với các quốc gia ở thượng nguồn để cùng bảo vệ, chia sẻ, khai thác công bằng, hiệu quả nguồn tài nguyên nước; tăng cường các biện pháp chủ động thích nghi, ứng phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc sử dụng nước ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia, đồng thời đẩy mạnh quy hoạch, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, đặc biệt là các nguồn nước liên quốc gia; tăng cường vai trò của khoa học-công nghệ và hợp tác quốc tế trong việc bảo đảm an ninh nguồn nước, hiệu quả quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước cùng với đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của xã hội về an ninh nguồn nước, trách nhiệm bảo vệ và sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả.
Phó Thủ tướng chỉ đạo, mỗi địa phương, mỗi ngành, đoàn thể, cá nhân hãy tiếp tục phát huy các sáng kiến nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mang lại công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước, góp phần đạt được mục tiêu nước toàn cầu đảm bảo an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang