Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Máu" rừng đặc dụng Tà Xùa bao giờ mới "ngừng chảy"

Thứ ba, 19/11/2013 - 14:59

(Thanh tra) - Hàng chục gốc cây, thân cây pơ mu đại thụ đến 3, 4 người ôm không chạm tay vẫn đang rỉ "máu". Hàng trăm tấm gỗ còn tươi rói xếp thành từng đống trong rừng, bên bờ suối. Từng tốp người Mông gò lưng "cõng" những tấm gỗ nặng xệ vai ra khỏi rừng. Đó là hình ảnh mà PV đã ghi được trong khu rừng đặc dụng Tà Xùa, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.

Người gùi gỗ thuê. Ảnh: Hồng Bài

Mặc dù đã hẹn trước với người dẫn đường, nhưng lên đến bản làng Háng, xã Háng Đồng, Bắc Yên, chúng tôi vẫn phải "ăn trực nằm chờ" ở bản đúng 2 ngày, người dẫn đường mới "rút" được đôi chân ra khỏi nương ngô để đưa chúng tôi vào khu rừng đặc dụng Tà Xùa. Người dẫn đường nói: "Mình ngại đi lắm, chủ gỗ mà biết thì nó gét, nó thù cho đấy". 

Cây pơ mu có đường vanh 4 vòng tay ôm chưa hết thân cây đã bị hạ gục. Ảnh: Hồng BàiSau trận mưa rừng, đường vào khu rừng Tà Xùa nhầy nhụa bùn đất, sương giăng trắng núi, ướt lạnh. Theo số liệu của cơ quan quản lý khu rừng Tà Xùa thì khu rừng này có diện tích hơn 17.650ha, trong đó có 15.000ha nằm trong diện bảo vệ đặc biệt. Về địa giới hành chính, khu rừng đặc dụng Tà Xùa nằm trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa, trải rộng trên địa bàn 2 huyện Phù Yên và Bắc Yên và ở phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn nên rất đa dạng sinh học, với 348 loài động vật, 613 loài thực vật, trong đó có 118 loại động, thực vật quý hiếm. Khu rừng có địa hình phức tạp, độ cao trên 1.500m, có điểm cao tới 2.000m so với mặt nước biển. Núi cao, độ dốc lớn nên việc đi lại của người dân ở đây rất khó khăn.

Thân cây đã bị "băm thái" còn trơ lại gốc. Ảnh: Hồng Bài Xã Háng Đồng có 4 bản, 100% đồng bào là người dân tộc Mông. Đời sống của đồng bào còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nhất là đường đi, trường học, trạm y tế còn tạm bợ. Háng Đồng là xã duy nhất của tỉnh Sơn La chưa có điện lưới. Vì nghèo người dân ở đây phải vào rừng xẻ gỗ bán lấy tiền. Nhà nào không đi xẻ gỗ thì đi gùi gỗ thuê. Người dẫn đường cho biết, 1 tấm gỗ gùi ra khỏi rừng được trả công 100.000 đồng - 150.000 đồng. Người đến phá rừng Tà Xùa không chỉ ở Háng Đồng mà cả bên xã Suối Tọ (Phù Yên), xã Bản Mù (Trạm Tấu, Yên Bái). Họ đi theo từng tốp, ít cũng 5 - 6 người, đông thì 10 người. Người làm gỗ đem theo gạo, mắm muối, dựng lán ăn ở ngay trong rừng. Lực lượng kiểm lâm đến thì họ tránh đi. Kiểm lâm đi thì họ lại ra làm tiếp. Cán bộ kiểm lâm có thấy cây đổ, gỗ xẻ nằm trên đất cũng bó tay, sức đâu, người đâu mà chuyển xuống núi.

Đống gỗ xếp thành đống giữa rừng. Ảnh: Hồng BàiSau gần 2 giờ đồng hồ leo núi, chúng tôi mới đến bìa rừng Tà Xùa. Đi sâu vào vùng lõi khu đặc dụng, chúng tôi bắt gặp những gốc cây, thân cây pơ mu, sến, táu có đường kính hơn 1m, cây to có đường kính gần 2m. Gốc cây bị cưa cắt bằng, mịn như tấm phản, trải chiếc chiếu đôi, bày mâm cỗ ngồi thoải mái. Dưới mặt đất, những khúc cây mới được cắt thành từng đoạn có chiều dài 1,5m đến hơn 2m đã lên dàn, chờ máy "thái" thành tấm, thành hộp. Nơi nhiều gỗ nhất là ven suối. Gỗ tấm xếp thành từng đống vài chục, cả trăm tấm giữa thanh thiên bạch nhật. Trên đường ra suối, chúng tôi gặp 1 tốp 4 người, đều là nữ giới đang còng lưng gùi những tấm gỗ to kềnh càng trên lưng. Những người này đi gùi thuê cho chủ gỗ. Hàng ngày họ vào rừng từ lúc chưa tan sương, quá trưa mới gùi gỗ ra đến cửa rừng. Một ngày như thế mỗi người được chủ trả 100.000 đồng. Nếu gùi tấm to, dày được trả công 150.000 đồng. Trong khi đó, 1m3 gỗ pơ mu có giá không dưới 23 triệu đồng. Vậy rừng Tà Xùa bị phá, rừng "nghèo", ai sẽ giàu?

Gỗ pơ mu đã được cắt xẻ thành hàng thương phẩm. Ảnh: Hồng BàiHỏi những người dân ở Háng Đồng, được biết, khu rừng đặc dụng Tà Xùa bị tàn phá từ mấy năm nay. Lực lượng kiểm lâm lập 2 chốt, ăn ở ngay tại cửa rừng nhưng lâm tặc vẫn vác cưa máy vào rừng, chuyển gỗ ra thị trấn như "nhà vô chủ". Ngày đêm "máu" rừng Tà Xùa vẫn chảy. Song, nếu chỉ khoán trắng trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng cho lực lượng kiểm lâm thì rất khó có thể giữ được cả khu rừng Tà Xùa có diện tích rộng tới gần hai chục nghìn ha, với hàng chục cửa rừng. Không biết bao giờ "máu" khu rừng đặc dụng Tà Xùa mới ngừng "chảy"? Gỗ xếp bên suối đợi về xuôi. Ảnh: Hồng Bài


Hồng Bài

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội trời rét đậm, nhiệt độ 10 -13 độ C

(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.

Thái Hải

19:48 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm