Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/06/2019 - 15:23
(Thanh tra) - Nhiều năm qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cho người dân trực tiếp tham gia khoán quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Mỗi chủ rừng là hộ gia đình nhận khoán có mức thu nhập bình quân khoảng 8 triệu đồng/hộ/năm, bình quân mỗi cộng đồng dân cư thôn, bản khoảng 88 triệu đồng/cộng đồng/năm.
Quang cảnh thảo luận nhóm của người dân tại 01 Hội nghị tuyên truyền, hướng dẫn phát triển sinh kế của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum
Đối với các hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn, bản nhận khoán quản lý bảo vệ rừng từ các chủ rừng tổ chức thu nhập có cao hơn (do diện tích nhận khoán nhiều hơn), mỗi hộ nhận khoán khoảng 14 triệu đồng/năm, mỗi cộng đồng dân cư thôn khoảng 188 triệu đồng/năm, nhóm hộ khoảng 72 triệu đồng/năm. Đây là một nguồn thu đáng kể, giúp người dân cải thiện cuộc sống, phát triển sinh kế, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh. Nhờ nguồn tiền từ chính sách chi trả DVMTR được nhận, cuộc sống của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân thiểu số của tỉnh Kon Tum đang đổi thay từng ngày. Cùng với đó, màu xanh của rừng tại địa phương này cũng đang đổi thay, ngày càng xanh tươi hơn.
Để có được thành quả này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh (BV&PTR) Kon Tum đã không ngừng đổi mới, sáng tạo trong công tác tuyên truyền. Tại các Hội nghị tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR, kết hợp tập huấn quản lý, sử dụng tiền DVMTR trong phát triển sinh kế. Ngoài việc tuyên truyền, phổ biến chính sách chi trả DVMTR gắn với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng theo Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156 ngày 16/11/2018 của Chính phủ; Quỹ còn thực hiện tuyên truyền chi trả tiền DVMTR thông qua tài khoản ngân hàng nhằm giúp người dân tiếp cận các dịch vụ thanh toán của ngân hàng trong quản lý và sử dụng tiền DVMTR góp phần thực hiện tốt chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ.
Bên cạnh đó, lồng ghép, hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn quản lý, sử dụng tiền DVMTR hiệu quả thông qua cách lập kế hoạch sản xuất, tìm hiểu về các nguồn lực chính trong phát triển sinh kế, giới thiệu một số mô hình phát triển sinh kế như: sản xuất nông nghiệp; sản xuất lâm nghiệp; hướng dẫn người dân sử dụng tiền DVMTR kết hợp với các nguồn vốn khác của gia đình để phát triển sinh kế hộ gia đình.
Việc lồng ghép hướng dẫn phát triển sinh kế cho các hộ dân, cộng đồng dân cư thôn trên địa bàn đã thu hút sự chú ý của người dân để họ được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, từ đó thấy rõ được tầm quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ rừng để được hưởng tiền DVMTR. Đa số hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng tham gia quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh là đồng bào dân tộc thiểu số, nên trong quá trình tập huấn báo cáo viên của Quỹ BV&PTR Kon Tum đã thực hiện phương pháp cầm tay chỉ việc, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho người dân; sử dụng nhiều công cụ như cây vấn đề, phân tích sơ đồ Swot để tìm ra điểm yếu, điểm mạnh từ đó tìm ra được cơ hội để họ phát triển và các thách thức buộc họ phải khắc phục nhằm sử dụng tiền DVMTR hiệu quả và đúng mục đích.
Từ truyền thông đến hành động.
Thông qua sự hướng dẫn của Quỹ BV&PTR Kon Tum tại các hội nghị tuyên truyền cấp xã, một số hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn đã sử dụng hiệu quả nguồn tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng để cải thiện sinh kế và bảo vệ, phát triển rừng.
Bà Đỗ Thị Tuyết, thôn Anh Dũng, xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy cho biết, hiện gia đình đang quản lý, bảo vệ 4,42 ha rừng cung ứng DVMTR, gia đình bà đã sử dụng số tiền DVMTR hàng năm kết hợp với các nguồn vốn khác trồng hơn 3.000 cây bời lời ngoài bìa rừng để phát triển sinh kế, đồng thời quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng được Nhà nước giao.
Ông Nguyễn Cang, thôn Anh Dũng, xã Sa Nghĩa, huyện Sa Thầy phấn khởi chia sẻ: "Gia đình tôi quản lý bảo vệ 11,96 ha rừng cung ứng DVMTR bình quân mỗi năm nhận trên 8-9 triệu đồng tiền DVMTR; ngoài việc sử dụng tiền DVMTR để phát triển sinh kế hộ gia đình, gia đình tôi còn trồng lại rừng để phủ xanh đồi trọc, năm 2018, gia đình đã trồng 3 ha rừng bạch đàn đỏ”.
Còn gia đình ông A Lít, thôn 11, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy đang quản lý, bảo vệ hơn 24 ha rừng, số tiền DVMTR trung bình mỗi năm khoảng trên 19 triệu đồng, ngoài việc sử dụng số tiền này để phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao đời sống, gia đình ông A Lít đã sử dụng số tiền DVMTR hàng năm để mua phân bón chăm sóc hơn 1,5 ha cao su hiện đang thu hoạch và 0,8 ha cà phê trồng mới.
Ông Nguyễn Cang, thôn Anh Dũng, xã Sa Nghĩa bên diện tích rừng trồng
Đối với, cộng đồng thôn Tân Đum xã Xốp, huyện Đăk Glei quản lý bảo vệ hơn 90ha rừng, với số tiền DVMTR được hưởng hàng năm cộng đồng dân cư thôn Tân Đum đã sử dụng để chi cho công tác QLBVR (chia 3 tổ tuần tra QLBVR (mỗi tổ 6 người), chi trả tiền công 180.000 đồng/ tháng, các tổ tuần tra QLBVR tuần tra theo kế hoạch của cộng đồng đã xây dựng); chi cho các hoạt động chung của thôn (hỗ trợ các ngày lễ lớn trong năm); lập Quỹ Phát triển sinh kế đến nay được 50 triệu đồng, với mức vay 5 triệu đồng/hộ, lãi suất vay 1% năm, thời hạn vay 12 tháng (đã giải ngân cho 5 hộ gia đình: trong đó hộ gia đình ông Hà Văn Hạnh và 3 hộ khác ở trong cộng đồng dùng số tiền đó để mua phân bón trồng cây cà phê, hộ gia đình ông A Thể mua 1 con bò giống và đến ngày 1/4/2019 đã trả đầy đủ số tiền gốc và lãi vay theo hợp đồng vay vốn; đến ngày 1/4/2019 cộng đồng thôn Tân Đum để tiếp tục hỗ trợ 10 hộ gia đình trong thôn vay vốn để phát triển sinh kế).
Với cách làm hiệu quả, thiết thực của Quỹ BV&PTR Kon Tum: tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR gắn với phát triển sinh kế bền vững đã giúp nhận thức người dân từng bước được nâng lên. Nhờ có chính sách chi trả DVMTR mà đời sống của người dân được cải thiện; người dân có điều kiện để tạo sinh kế, sống nhờ vào rừng, nên người dân coi việc bảo vệ rừng như bảo vệ tài sản của gia đình, người dân yên tâm và ngày càng gắn bó với rừng. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền chi trả DVMTR không những từng bước cải thiện đời sống của người dân, nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn được nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn lực lớn cho công tác tuần tra, bảo vệ rừng một cách thường xuyên; từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
HTH
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn diễn ra chiều 13/12, các đại biểu HĐND tỉnh khóa XVIII đã chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Sỹ Nghiêm để làm rõ tình trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Văn Thanh
20:09 13/12/2024(Thanh tra) - Chiều 13/12, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hiện nay không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6.
Thái Hải
19:48 13/12/2024Thái Hải
21:09 12/12/2024Hải Hà
20:22 11/12/2024Hoàng Nam
21:03 10/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền