Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thách thức đối với ngành công nghiệp Dệt: Hiện tại và tương lai

Thứ hai, 05/11/2012 - 18:05

(Thanh tra) - Hội nghị thường niên Liên đoàn các Nhà sản xuất sợi dệt quốc tế (ITMF) 2012 với chủ đề “Thách thức đối với ngành công nghiệp Dệt: Hiện tại và tương lai” đã chính thức khai mạc sáng nay (5/11) tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã tới dự và phát biểu khai mạc.

Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Dương Ngọc

Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức Hội nghị thường niên Liên đoàn các nhà sản xuất sợi dệt quốc tế sau một năm Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) là thành viên chính thức của ITMF.

Dệt may là ngành công nghiệp đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm 15 – 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đây có thể coi là ngành công nghiệp đầu tiên của Việt Nam với lịch sử phát triển 120 năm. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm liên tục tăng cao, từ mức 5,9 tỷ đô la năm 2006 đến 15,8 tỷ đô la năm 2011, mức tăng trung bình đạt 21%/năm. Năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam đạt 12,6 tỷ đô la 9 tháng đầu năm, tăng 7,4% so với năm 2011.

Hiện nay, ngành Dệt may đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Với vị trí là quốc gia sản xuất hàng may mặc xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới nhưng lại mới gia nhập chuỗi cung ứng sản xuất sản phẩm dệt may thế giới, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc nâng cao giá trị gia tăng, phát triển ngành dệt, xây dựng vị trí bền vững trong ngành Dệt may thế giới.

Cụ thể, Việt Nam đang đối mặt với sự sụt giảm đơn hàng do suy thoái kinh tế toàn cầu, biến động giá cả, nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng cao, thiếu năng lực thiết kế… Song, quan trọng nhất là điểm yếu trong khâu dệt, nhuộm, hoàn tất và thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu khai mạc Hội nghịCác đại biểu dự Hội nghị

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu khai mạc Hội nghịCác đại biểu dự Hội nghị



Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinatex cho biết, mặc dù là nhà cung cấp hàng dệt may đứng thứ 2 vào Hoa Kỳ, thứ 3 vào Nhật Bản và thứ 4 vào EU, nhưng  Việt Nam vẫn phải nhập khẩu phần lớn vải phục vụ cho may. Nhu cầu đầu tư và sản xuất đối với ngành sơi, dệt trong tương lai rất cao.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam chủ trương tạo điều kiện cho ngành dệt may tăng trưởng bền vững, ổn định, hiệu quả. Đến năm 2020, công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp quan trọng trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành Dệt may đến 2015, định hướng 2020 với mục tiêu tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm trong ngành, kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư, chuyển giao công nghệ vào những lĩnh vực các doanh nghiệp trong nước còn yếu.

Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao ý nghĩa của việc Vinatex gia nhập vào ITMF, coi đây là một trong những bước quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành Dệt may Việt Nam.

Phó Thủ tướng tin tưởng hội nghị sẽ cung cấp cho các đại biểu những thông tin chuyên ngành cập nhật, thiết thực, đồng thời tạo nhiều cơ hội kết nối, giao thương, đầu tư giải pháp để các doanh nghiệp thành viên ứng phó với những biến động khó lường của kinh tế toàn cầu.

Với việc gia nhập ITMF, ngành Dệt may Việt Nam có được sự kết nối trực tiếp với ngành công nghiệp dệt của nhiều quốc gia trên thế giới; được cập nhật những thông tin mới nhất về ngành (thông qua các khảo sát, nghiên cứu, ấn phẩm, đặc biệt qua các hội nghị thường niên được tổ chức hàng năm của Liên đoàn); tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu; có cơ hội tiếp xúc với các chuyên gia kinh tế đầu ngành về các xu hướng phát triển trong tương lai. Đồng thời, đây cũng được xem là cơ hội lớn để Vinatex giới thiệu về ngành Dệt may Việt Nam với các bạn hàng trên thế giới, mở rộng thị trường xuất khẩu, kêu gọi đầu tư, chuyển giao công nghệ vào những lĩnh vực mà ngành còn đang gặp khó khăn: Lĩnh vực dệt, nhuộm, hoàn tất…

Với chủ đề “Thách thức đối với ngành công nghiệp Dệt: Hiện tại và tương lai”, Hội nghị diễn ra từ này 3 đến ngày 6/11 với các phiên thảo luận chuyên đề về bông, xơ sợi nhân tạo.

Các phiên thảo luận chung với các chủ đề: Triển vọng đầu tư kinh tế vào ngành Dệt may tại Việt Nam; phương hướng kinh doanh trong bối cảnh nhiều biến động; từ sản xuất xơ tới bán lẻ - phương cách quản lý chuỗi cung ứng dệt may; thị trường bán lẻ trong quá khứ và tương lai; ngành dệt kỹ thuật và sản phẩm không dệt; tình hình thị trường máy móc dệt may toàn cầu

Các bài phát biểu đáng chú ý tại Hội nghị lần này gồm: Thị trường bông và dệt thế giới: Bạn hay thù; Triển vọng tiêu thụ bông; Đánh giá nhu cầu xơ hóa học trên thế giới; Nguồn cung ổn định giảm bớt khó khăn trong công nghiệp dệt; Hiện trạng và triển vọng của kinh tế toàn cầu; Ngành Công nghiệp dệt may Việt Nam trên đường phát triển và triển vọng đầu tư; tạo nên sự khác biệt trong ngành công nghiệp dệt may; Sự thay đổi hàng tiêu thụ may mặc vào năm 2020 và ảnh hưởng của chúng đối với chuỗi cung ứng xơ; Tương lai ngành bán lẻ hàng may mặc và mức độ ảnh hưởng tới các thành phần trong chuỗi cung ứng…

Dương Ngọc

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt 242,5 triệu đồng

(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1383/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding (Mã chứng khoán RDP) số tiền 242,5 triệu đồng.

Trần Quý

19:12 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm