Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/07/2012 - 14:15
(Thanh tra)- Dù hầu hết nợ xấu của hệ thống ngân hàng (NH) đều có tài sản thế chấp làm bảo đảm và các NH đều trích lập quỹ dự phòng rủi ro, nhưng việc chậm xử lý các khoản nợ xấu đang gây tắc dòng chảy của đồng vốn, doanh nghiệp (DN) không thể “tiếp được máu”. Điều này khiến nền kinh tế đang gia tăng các dấu hiệu suy giảm.
Giao dịch tại VPBank. Ảnh: Lan Anh
Nợ xấu gia tăng do đâu?
Dù đã có những quy định chặt chẽ đối với các tổ chức tín dụng về quản lý và cho vay vốn, nhưng tình trạng “lách luật” vẫn xảy ra khá phổ biến. Ví dụ, một DN có thể vay được vốn ở nhiều NH với cùng một dự án, phương án kinh doanh nhờ có quan hệ “tốt” với các NH; nhiều khoản bảo lãnh chứng thư cho DN dù không đúng quy trình nghiệp vụ… Hệ quả, khi tín dụng bị “thắt chặt” để kiềm chế lạm phát, các DN rơi vào tình trạng thiếu vốn, chịu lãi suất cao, nhưng không có khả năng trả được nợ, còn NH xiết nợ…
Chưa kể, tình trạng sở hữu chéo chằng chịt, nhất là ở các NH cổ phần là nguyên nhân gây ra hậu quả nợ xấu. Chẳng hạn, một cổ đông lớn hoặc một nhóm nhà đầu tư sở hữu cổ phần ở nhiều NH; NH này sở hữu NH kia; các tập đoàn, DN sở hữu NH, thành lập các mô hình Cty cổ phần đầu tư tài chính để làm “sân sau” cho NH… rất phổ biến, gây ra hàng loạt hệ lụy. Mặc dù, theo quy định, NH không được cho chính người sở hữu vay vốn nhưng nhờ “sở hữu chéo” này, hầu hết các NH cổ phần đều cho chính chủ của mình vay vốn thông qua việc cho Cty con, Cty trực thuộc, Cty liên đới, Cty bạn… vay.
Thậm chí, nhiều NH thành lập các Cty con như Cty chứng khoán, Cty mua bán nợ, Cty quản lý khai thác nợ, Cty cho thuê tài chính… làm “sân sau” để kinh doanh vốn nhằm thu các loại phí dịch vụ không được phép. Vì vậy, khi Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để đối phó với lạm phát cao, nhiều khoản vay này trở thành nợ xấu, khi “sân sau” không thể trả; thậm chí nhiều khoản nợ xấu NH không ráo riết thu hồi vì “người nhà vay”. Đáng nói, khoản nợ xấu từ các “sân sau” này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng nợ xấu của toàn hệ thống NH.
Điều lo ngại là, tình trạng sở hữu chéo này không chỉ làm gia tăng nợ xấu mà còn làm cho thị trường tiền tệ trở nên méo mó, không phản ánh đúng thực chất tăng trưởng và hiệu quả hoạt động tín dụng và an toàn vốn. Các khoản nợ có thể chuyển từ NH này sang NH kia, thay vì nói là dư nợ cho vay thì gọi là tài sản khác, ủy thác đầu tư… Bằng cách này không chỉ các quy định nợ xấu bị vô hiệu hóa, NH còn không phải trích dự phòng rủi ro. Nguồn vốn huy động phần lớn để nuôi nợ xấu, điều này lý giải suốt 6 tháng đầu năm nay tăng trưởng tín dụng chỉ 0,4% so với đầu năm.
Khơi thông dòng vốn
Theo kết quả giám sát của Cơ quan Thanh tra, Giám sát NH (NH Nhà nước Việt Nam) đối với trên 1,1 triệu khách hàng vay được chọn mẫu của 57 tổ chức tín dụng Việt Nam chiếm tới 90,1% tổng dư nợ tín dụng của các tổ chức tín dụng này, đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ. Trong đó, riêng nợ xấu cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản chiếm khoảng 10,3% tổng tổng nợ xấu của NH. Đó là chưa nói nợ xấu phát sinh từ ngày 31/3/2012 đến nay, nhưng cơ quan chức năng chưa thống kê được đầy đủ. Đây là khoản nợ không nhỏ càng để lâu càng phát sinh nhiều hệ lụy, nguy cơ mất vốn vì tài sản thế chấp bị mất giá, dòng vốn ra thị trường bị tắc, NH không dám cho DN vay.
Vì vậy, để khơi thông nguồn vốn, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, Nhà nước cần sớm vào cuộc, giải quyết nợ xấu ở tầm quốc gia mới có kết quả. Việc giải quyết nợ xấu cần phải gắn với tái cơ cấu lại hệ thống NH (mua bán, sáp nhập NH yếu kém), xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc để nợ xấu không phát sinh trong tương lai, hoạt động NH theo cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Theo một chuyên gia tài chính, trước mắt phải phân loại cụ thể nợ xấu trước khi xử lý. Nợ xấu nào Nhà nước có thể mua lại nhằm khơi thông vốn vào sản xuất; nợ xấu nào NH tự chịu trách nhiệm, để không lấy vốn ngân sách Nhà nước phục vụ nhóm lợi ích.
Việc mua bán nợ nên chọn cách mua nợ của DN Nhà nước thông qua việc rót vốn vào 4 NH quốc doanh. Ngoài ra, cần tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài với tư cách là cổ đông chiến lược vào các NH yếu kém…
Anh Thái
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình