Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 09/07/2012 - 13:50
(Thanh tra) - Đánh giá và tổ chức lại hoạt động thương mại để định hướng hoạt động xuất khẩu (XK), cũng như phát triển bền vững thị trường trong nước đang là đòi hỏi cần thiết trước những thay đổi của các thị trường xuất khẩu do tác động của tình hình kinh tế thế giới, cùng với sự điều chỉnh về chính sách phát triển của nhiều quốc gia…
Năm 2015 khi 95% dòng thuế quan với ASEAN và Trung Quốc là 0%, doanh nghiệp không chủ động cải thiện công nghệ, máy móc, nguyên liệu… sẽ khó duy trì sản xuất, kinh doanh
Hướng đến trọng điểm
Báo cáo về những tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và các Hiệp định khu vực thương mại tự do (FTAs) đến hoạt động sản xuất, thương mại của Việt Nam và các biện pháp hoàn thiện cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Bộ Công thương cho thấy, cần phải hình thành các thị trường trọng điểm để định hướng hoạt động xuất khẩu.
Trong đó, việc tổ chức buôn bán biên giới với Trung Quốc theo hướng lựa chọn một số mặt hàng mà thị trường nước này có nhu cầu lớn và Việt Nam đáp ứng được, không cho phép buôn bán tiểu ngạch như hiện nay. Các mặt hàng này chỉ được buôn bán và thanh toán theo thông lệ quốc tế.
Báo cáo cũng cho biết, cần đồng thời xây dựng cơ chế điều tiết lượng hàng buôn bán qua biên giới để tránh bị ép giá; tạo điều kiện cho các công ty có tiềm năng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; tránh tình trạng các doanh nghiệp nhỏ lẻ buôn bán theo kiểu hàng chợ…
Tại Diễn đàn hội nhập kinh tế do Trung tâm Hỗ trợ hội nhập WTO TP. Hồ Chí Minh tổ chức mới đây, số chuyên gia cũng đã đưa ra đánh giá, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng XK của nước ta vào thị trường có FTA tăng lên và có những dấu hiệu tích cực, tuy nhiên cần phân tích tỷ lệ sử dụng giấy chứng nhận ưu đãi và việc tăng sử dụng giấy chứng nhận ưu đãi để tìm nguyên nhân và có biện pháp khai thác hiệu quả cơ chế này.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng, củng cố vai trò trung tâm của thị trường ASEAN, ASEAN+, thúc đẩy liên kết và kết nối phát triển cộng đồng ASEAN, đồng thời xây dựng phương án khai thác có hiệu quả hơn các thị trường có FTA cũng là đòi hỏi cần thiết.
Riêng đối với các thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… ngoài những mặt hàng truyền thống như dệt may, giày dép, thủy sản… cần đẩy mạnh XK các mặt hàng mới và tiếp tục xem là thị trường trọng điểm với nhu cầu lớn.
Mặt khác, giới thiệu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ quan tâm, khai thác thị trường châu Phi - Trung Đông cùng với việc khuyến khích XK các sản phẩm mới như thiết bị điện tử, công nghệ…
Với thị trường Liên bang Nga, các nước SNG, Đông Âu… phải tăng cường tạo liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và thương nhân Việt Nam ở nước ngoài để tăng khả năng XK các mặt hàng có tính cạnh tranh mà các thị trường này có nhu cầu như thủy sản, hàng điện tử, giày dép, rau quả… Bên cạnh đó, tại những thị trường này cần lập kho quan ngoại quan, phát triển các trung tâm thương mại…
Đừng quên nội địa
Với quy mô dân số gần 90 triệu, doanh số bán lẻ bình quân hàng năm tăng trên 10% (đã trừ yếu tố tăng giá), dịch vụ phân phối đóng góp khoảng 15% GDP của cả nước… cho thấy, ngay từ trong nước đã là một thị trường lớn nhiều tiềm năng.
Tuy nhiên, thị trường nội địa ngày càng chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn khi các nhà đầu tư, nhà bán lẻ quốc tế có xu hướng phát triển thị trường đến Việt Nam, đặc biệt là đến năm 2015 khi 95% dòng thuế quan với ASEAN và Trung Quốc là 0%, biên giới thuế quan sẽ không còn, nếu doanh nghiệp không chủ động cải thiện công nghệ, máy móc, nguyên liệu… sẽ khó duy trì sản xuất, kinh doanh.
Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, TS. Võ Trí Thành cho rằng, chính sách thương mại từ nay đến năm 2015 nên tập trung vào vấn đề tiếp cận thị trường, thuận lợi hóa thương mại, tạo giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị, và xây dựng năng lực thể chế để thực hiện các biện pháp bảo hộ hợp pháp.
Bên cạnh đó, cần chủ động chuẩn bị thực hiện các vấn đề về dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, lao động, giải quyết tranh chấp, chuyển giao công nghệ...
Còn theo kiến nghị của các doanh nghiệp, để đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, việc cần làm là phát triển hệ thống phân phối theo địa bàn thành thị, nông thôn kết hợp các phương thức kinh doanh như trung tâm thương mại hiện đại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ đầu mối, bán buôn… đồng thời chú ý hệ thống kinh doanh thực phẩm và xem trọng việc mở rộng thị trường nông thôn.
Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện liên kết, hình thành những doanh nghiệp là đồng sở hữu giữa người nông dân sản xuất nguyên liệu, cơ sở chế biến và nhà phân phối, vì đây là giải pháp quan trọng để hình thành chuỗi cung ứng trong nước một cách bền vững.
Ông Huỳnh Quốc Việt, Giám đốc chuỗi cửa hàng kinh doanh trang trí nội thất Việt Gia cho biết, nên nhanh chóng xây dựng những tiêu chuẩn như tuân thủ quy hoạch, bảo vệ việc làm, và sự ổn định của hệ thống bán lẻ đã hình thành, mật độ dân cư, tình trạng giao thông, nhu cầu thị trường… để kiểm tra, kiểm soát nhu cầu kinh tế khi mở cửa.
Trên cơ sở đó, mở cửa thị trường theo cam kết, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, đồng thời bảo vệ các hộ kinh doanh nhỏ và hỗ trợ chuyển đổi mô hình kinh doanh mới; có chính sách tạo điều kiện cho những nhà phân phối nước ngoài thiết lập mối liên kết với các nhà sản xuất trong nước, ưu tiên tiêu thụ hàng hóa trong nước.
Mỹ Dung
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải