Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/01/2011 - 22:02
(Thanh tra)- Mặc dù, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành, địa phương quyết liệt vào cuộc bình ổn giá cả, đặc biệt là những tháng trước, trong và sau Tết Âm lịch, nhưng giá cả nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống từ tháng 12/2010 đến nay vẫn tiếp tục tăng giá tự phát, khiến người thu nhập thấp lo ngại.
Cung hàng không thiếu, nhưng giá vẫn tăng
Theo nhận định của Bộ Công thương, hiện nay nhiều địa phương nhất là các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM… đã có nhiều biện pháp tăng cường kiểm soát giá cả thị trường, tăng cường nguồn hàng dự trữ để bình ổn giá trước và sau Tết Âm lịch. Tuy nhiên, áp lực tăng giá vẫn đang gia tăng do nguồn hàng cung cấp của các doanh nghiệp (DN) sản xuất liên tục thông báo điều chỉnh tăng giá. Tại các chợ đầu mối, nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm đều liên tục tăng giá bán dù lượng hàng đều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Theo đại diện nhiều siêu thị tại 2 TP lớn là Hà Nội và TP HCM ngay từ đầu tháng 1/2011, hàng ngàn mặt hàng đã được điều chỉnh tăng giá với mức tăng phổ biến khoảng 10%, một số nhóm hàng tăng trên 20%. Các loại sữa, dầu ăn, thực phẩm đóng hộp, thực phẩm khô, nước giải khát… là các nhóm mặt hàng tăng giá mạnh nhất, trong đó sản phẩm sữa của các hãng sẽ tăng tiếp từ 5 - 10%. Nhà cung cấp nào cũng gửi thông báo tăng giá, khiến số mặt hàng tăng giá nhiều đến mức không thể kiểm soát nổi. Do giá hàng hóa chung tăng cao khoảng 30 - 40% so với năm ngoái nên giỏ quà gói sẵn bán tại nhiều siêu thị năm nay sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ.
Lý giải nguyên nhân tăng giá, đại diện các nhà cung cấp đều cho biết, do giá nguyên liệu phụ liệu đầu vào, nhất là nguyên phụ liệu nhập khẩu đều đã tăng mạnh nên buộc phải tăng giá sản phẩm để không phải bù lỗ. Giá của các nhà cung cấp, siêu thị tăng thì giá tại các chợ, cửa hàng nhỏ lẻ cũng theo đó mà tăng mạnh khoảng gấp rưỡi, gấp đôi so với năm ngoái. Đó là chưa kể các loại dịch vụ từ trông giữ xe, sửa xe… cũng đều “té nước theo mưa” tăng giá mạnh, khiến người thu nhập thấp quay "như chong chóng".
Hệ lụy kép
Năm 2010, dù nỗ lực bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát, nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn tăng vọt, vượt xa mục tiêu đề ra của Quốc hội và Chính phủ. Đặc biệt CPI tháng 12/2010 tăng đột biến lên 1,98%, khiến chỉ số tiêu dùng cả năm 2010 tăng lên 11,75% - mức kỷ lục trong nhiều năm qua. Các nhóm hàng tăng mạnh nhất trong năm qua như: Lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, dịch vụ y tế, giáo dục... Một trong những nguyên nhân chính khiến giá tiêu dùng trong nước tăng cao là do sản xuất của nước ta vẫn phụ thuôc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu nên khi giá thế giới biến động, đương nhiên sản xuất trong nước bị ảnh hưởng mà hậu quả trực tiếp là các DN và người tiêu dùng.
Đó là chưa kể những biến động và bất ổn của kinh tế vĩ mô, nhất là trong điều hành chính sách tiền tệ như tỷ giá ngoại tệ, lãi suất ngân hàng tăng cao, khiến các DN sản xuất trở tay không kịp, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; nhiều DN thu hẹp sản xuất hoặc thua lỗ, dẫn đến là người lao động thiếu việc làm, thu nhập giảm sút. Đây được coi là hệ lụy kép do biến động của giá cả thị trường.
Chưa kể, trong năm nước ta còn phải chịu nhiều đợt thiên tai, bão lũ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hàng hóa và sản xuất.
Hướng đến người thu nhập thấp
Trong bối cảnh giá cả thị trường hiện đang có nhiều biến động, lạm phát có xu hướng gia tăng, việc ổn định kinh tế gắn với an sinh xã hội được coi là ưu tiên số một. Trong đó, việc kìm chế lạm phát, bình ổn giá cả thị trường là giải pháp thiết thực để ổn định, an sinh xã hội. Bởi khó khăn nhất hiện nay là những người có thu nhập thấp, là giới công nhân, nông dân, người lao động nghèo và viên chức hưởng lương cố định khó có thể tự xoay xở trong cơn biến động của giá cả, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước.
Chỉ số CPI chưa biết đến hết năm 2011 sẽ tăng bao nhiêu, nhưng rõ ràng giá lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho cuộc sống bình thường như chi phí cho giáo dục, y tế, đi lại luôn tăng cao hơn mức tăng CPI chung. Đây chính là gánh nặng mà những người thu nhập thấp đang phải gánh chịu vì một tỷ lệ lớn thu nhập vốn đã ít ỏi của họ phải dành cho những khoản này. Chính vì vậy, chính sách năm 2011 phải nhắm đến đối tượng là người có thu nhập thấp để thiết kế những giải pháp tương tự như những gì đã làm được cho giới DN trong năm 2009, giúp họ vượt qua được khó khăn như từng giúp DN chống chọi trên thương trường. Thực tế, năm 2009, để đối phó với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Chính phủ đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp gỡ khó cho DN như bù lãi suất, giãn nợ, giãn thuế hoặc miễn giảm thuế… đã giúp các DN lúc đó phục hồi được sản xuất, duy trì được đà tăng trưởng GDP.
Nay, những giải pháp đó có thể rất đa dạng và ít tốn kém cho ngân sách. Ví dụ, thay vì công bố tăng lương tối thiểu cho công nhân tại DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài từ 1/1/2011, cần quán triệt rõ đây chỉ là sự điều chỉnh lương theo mức tăng CPI tích lũy từ lần tăng lương gần đây nhất. Qua đó, giải tỏa được tâm lý lương tăng, giá tăng theo và để trả lời trực tiếp cho nhiều DN cứ than vãn về chuyện tăng lương tối thiểu gây khó khăn cho họ…
Với những giải pháp cụ thể hơn, có thể liệt kê khá nhiều cách giảm gánh nặng cho người làm công ăn lương như: Chính phủ tuyên bố đứng ra trả thay họ khoản phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Đó là cách tăng thu nhập cho công nhân mà không sợ ảnh hưởng đến DN và mang tính trực tiếp thay vì bù lãi suất cho người sử dụng lao động. Cũng có thể khảo sát để nâng mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người phụ thuộc đối với những người phải nộp thuế thu nhập cá nhân… Về lâu dài, chính sách phải được thiết kế mà đối tượng cần lưu tâm luôn là người có thu nhập thấp, để lợi ích từ chính sách phát triển được san sẻ đồng đều cho mọi người chứ không vì một số nhóm lợi ích.
Trong bối cảnh khó khăn hiện nay, những người công nhân, lao động nghèo đang cần sự quan tâm hơn bao giờ hết của Chính phủ và xã hội. Mong rằng, Chính phủ sẽ luôn có những giải pháp giúp người dân ấm lòng.
Mạnh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024T.Thanh
19:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình