Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chuẩn bị… Tết

Thứ bảy, 10/11/2012 - 06:33

(Thanh tra) - Nhằm phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm và dịp Tết Quý Tỵ năm 2013, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch sản xuất và chủ động nguồn cung từ khá sớm.

Theo tin từ Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, dù tình hình kinh tế đang khó khăn, sức mua thị trường tăng chậm, và khó dự báo được khả năng tiêu thụ hàng hóa vào những tháng cuối năm, nhưng hầu hết DN đang nỗ lực triển khai kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, cam kết giữ giá ổn định.

Phó giám đốc Sở Lê Ngọc Đào cho biết, tổng nguồn vốn các DN chuẩn bị hàng cung ứng cho ba tháng trước, trong và sau Tết Quý Tỵ 2013 hơn 6.600 tỷ đồng, con số này tăng hơn 1.200 tỷ đồng so với năm ngoái. Trong đó, vốn chuẩn bị nguồn hàng bình ổn là 3.436,4 tỷ đồng, tăng 605,7 tỷ đồng so với Tết Nhâm Thìn 2012.

Tính đến thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp đã xây dựng và có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng phục vụ Tết Nguyên đán tăng gần gấp hai lần so với kế hoạch thành phố giao. Nhiều mặt hàng có lượng chuẩn bị lớn, có khả năng chi phối trên 50% nhu cầu thị trường như: Dầu ăn, đường, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến...

Cơ cấu cung ứng hàng hóa cho thấy, các DN tham gia chương trình bình ổn chiếm 30 - 40% thị phần, từ các chợ đầu mối chiếm 40 - 50% thị phần, các công ty, DN khác chiếm 10 - 20% thị phần còn lại.

Công ty Vissan chuẩn bị nguồn hàng bình ổn Tết đạt hơn 1.000 tỷ  đồng, Công ty Phạm Tôn (814,5 tỷ đồng), Thực phẩm công nghệ Sài Gòn (231 tỷ đồng), Công ty Ba Huân (165,2 tỷ đồng)… Riêng Saigon Co.op chuẩn bị hàng hóa với tổng nguồn vốn là 3.350 tỷ đồng và hàng bình ổn chiếm 912,3 tỷ đồng.

Để đa dạng hóa nguồn cung, phong phú chủng loại hàng hóa, Bà Lê Ngọc Đào nói thêm là Sở cũng đã làm việc với các Hiệp hội ngành hàng trên địa bàn và nhiều DN sản xuất và kinh doanh ở các tỉnh, thành lân cận để tăng khả năng cung - cầu hàng hóa.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác chuẩn bị phục vụ Tết, các đơn vị kinh doanh phải tăng cường báo cáo công tác chuẩn bị nguồn hàng, diễn biến và nhu cầu thị trường, tình hình sức mua và giá cả; trong đó, cần chú trọng các nhóm mặt hàng thiết yếu, sản phẩm hàng tiêu dùng như: Lương thực, thực phẩm; thực phẩm chế biến; bánh kẹo, đồ uống… thường hút hàng trong những tháng trước, trong và sau Tết.

Dạo qua các hệ thống siêu thị trên địa bàn cho thấy, bên cạnh nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng, nhiều đơn vị đang tích thực hiện kế hoạch dự trữ và trưng bày hàng hóa phục vụ dịp Tết.

Hiện tại, một số hệ thống siêu thị trên địa bàn đang liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp, nhà sản xuất, để đưa ra những giải pháp thiết thực, góp phần đảm bảo khâu phân phối, lưu thông hàng hóa.

Hệ thống siêu thị Big C đang đẩy mạnh công tác thu mua tận nguồn, nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm tươi sống như rau củ quả, thủy hải sản… để đảm bảo chất lượng, ổn định nguồn cung, từ đó hạn chế bớt các khâu trung gian và có “giá rẻ” cho khách hàng. Ngoài ra, Big C còn áp dụng chính sách “Giá rẻ nhất trên thị trường” đối với 10 sản phẩm thiết yếu: Đường, gạo, nước mắm, trứng, mì gói, dầu ăn.

Giám đốc chuỗi Co.opmart Nguyễn Thành Nhân cho biết, đơn vị này đang xem xét đề nghị tăng giá của các nhà cung cấp. Nếu đề nghị tăng giá hợp lý thì Co.opmart sẽ đàm phán, thuyết phục nhà cung cấp có chính sách cùng chia sẻ với người tiêu dùng, đồng thời áp dụng tăng giá theo lộ trình, nhằm đảm bảo luôn bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu.

Tại Hà Nội, Sở Công thương cũng cho biết, các DN trên địa bàn cũng dự trữ hàng hóa đảm bảo về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, vệ sinh an toàn thực phẩm với tổng trị giá khoảng 6.000 tỷ đồng để chuẩn bị phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao trong dịp Lễ Noel, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Tết Quý Tỵ 2013.

Theo đó, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ tại Hà Nội trong tháng Tết Quý Tỵ năm 2013 dự kiến tăng khoảng 18 - 20% so với các tháng trong năm, một số mặt hàng như thực phẩm tươi sống, chế biến, rau củ có thể tăng trên 20%, ước đạt khoảng 35.000 tỷ đồng/tháng. Trong đó nguồn vốn chuẩn bị hàng hóa thiết yếu phục vụ bình ổn thị trường là 2.000 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.

Đối với các DN tham gia chương trình bình ổn giá của thành phố, Sở Công thương Hà Nội chỉ đạo tập trung khai thác, dự trữ và tổ chức bán ra trên thị trường 9 nhóm hàng thiết yếu. Các DN tập trung bán hàng thiết yếu tại 710 điểm bán bình ổn giá cố định và khoảng 1.500 điểm bán hàng là các đại lý, cửa hàng, các bếp ăn khu công nghiệp, khu chế xuất, trường học, công ty trên địa bàn.

Đồng thời tổ chức hơn 200 chuyến bán hàng lưu động, đưa hàng thiết yếu bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng khác về khu vực nông thôn, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đối với các DN sản xuất, kinh doanh chủ động xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa tăng khoảng 10-15% so với các tháng trong năm, tổ chức bán ra thị trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt hàng hoặc tình trạng tồn đọng hàng hóa sau Tết.

Ông Nguyễn Văn Đồng, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết, Sở sẽ theo dõi sát diễn biến cung cầu, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn, trước hết là lương thực, thực phẩm và các hàng hóa dịch vụ thiết yếu để có biện pháp cụ thể đảm bảo đủ lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu, không được để xảy ra mất cân đối cung cầu.


Thủy Thụy

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm