Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 27/02/2012 - 22:48
(Thanh tra)- Bảo hiểm tín dụng (BHTD) xuất khẩu (XK) đã được triển khai thí điểm từ cuối năm 2010 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, song kết quả đến nay vẫn chưa đạt được như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy định và cơ chế chính sách rõ ràng để phối hợp giữa cơ quan quản lý và các nhà XK, bảo hiểm cùng tham gia.
Theo Quyết định số 2011/QĐ-TT ngày 5/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thí điểm BHTD XK (giai đoạn 2011 - 2013, với mục tiêu bảo hiểm 3% tổng kim ngạch XK, khoảng 3 tỷ USD), sẽ có 23 mặt hàng thuộc 3 nhóm nông sản, thủy sản, công nghiệp như: Thủy - hải sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hàng dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện… được khuyến khích tham gia.
7 doanh nghiệp (DN) bảo hiểm được lựa chọn thí điểm gồm: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, Bảo Việt Tokyo Marine, QBE VN, Chartis Việt Nam, UIC sẽ được hỗ trợ bởi 20% phí bảo hiểm. Kết thúc giai đoạn thí điểm này, BHTD XK sẽ được triển khai rộng rãi nhằm hỗ trợ cho hoạt động XK trong nước phát triển.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính đánh giá, đến nay, chưa có DN nội tham gia mà chỉ có một số DN có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ký kết 14 hợp đồng BHTD XK với số tiền 77,55 triệu USD, chiếm 0,1% tổng kim ngạch XK. Nguyên nhân của tình trạng trên là do DN XK chưa có thói quen mua BHTD XK; chủ yếu áp dụng các biện pháp bảo đảm tài chính khác như: Mở thư tín dụng, điện chuyển tiền…
Thậm chí, DN còn chưa nhận thức được lợi ích của việc tham gia BHTD XK vì cho rằng sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm XK, làm giảm lợi thế cạnh tranh. Một bộ phận DN XK chủ quan vào khả năng đánh giá độ tin cậy của bạn hàng. Ngoài ra, tuy BHTD XK liên quan chặt chẽ với ngân hàng nhưng các ngân hàng cũng chưa yêu cầu DN XK phải có BHTD XK như một khoản bảo đảm tiền vay.
Bên cạnh đó, để bán được BHTD XK, DN bảo hiểm phải có mối quan hệ với nhiều DN, ngân hàng nước ngoài. Từ đó, họ mới thẩm định được năng lực thanh toán của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Ngoài ra, các DN bảo hiểm cũng chưa có nhân lực để triển khai loại hình bảo hiểm mới này nên phải phụ thuộc vào việc thẩm định đánh giá từ công ty mẹ hoặc công ty tái bảo hiểm.
Vẫn chưa hết, tỷ lệ phí giữ lại của loại hình BHTD XK rất thấp (1%), trong khi triển khai sản phẩm này lại yêu cầu rất cao về hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ tìm kiếm, thẩm định thông tin khách hàng. Ngoài ra, sản phẩm BHTD XK lại phải đối phó với rủi ro cao về chính trị, biến động tỷ giá… Trong khi đó, Nhà nước chưa có quy định và cơ chế chính sách rõ ràng để hỗ trợ, nhất là sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành với DN bảo hiểm và DN XK tham gia.
Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch XK của nước ta bình quân tăng hơn 20%/năm, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trường XK các nước truyền thống co lại. Các DN trong nước đang tích cực tìm thị trường mới ở châu Phi, Tây Á, Trung Đông... nên nguy cơ gặp rủi ro sẽ cao hơn những thị trường XK truyền thống.
Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) khẳng định, khi DN XK hàng hóa sang quốc gia khác, nếu mua BHTD XK thì công ty bảo hiểm sẽ bảo đảm tín dụng trong trường hợp đối tác nước ngoài không trả tiền do khủng hoảng tài chính, phá sản, giải thể. DN bảo hiểm còn có trách nhiệm điều tra về thị trường, khả năng tài chính và độ tín nhiệm của DN nhập khẩu để thông báo lại cho nhà XK…
Đại diện Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho biết, hiện nay, nhiều đối tác mới muốn nhập khẩu gạo của Việt Nam, nhưng DN XK gạo còn lưỡng lự vì sợ không đòi được tiền, mặc dù nhu cầu tham gia tín dụng XK rất lớn. Nhiều DN XK nông sản và các ngành hàng khác cũng gặp hoàn cảnh tương tự, nếu không ký hợp đồng sợ bỏ lỡ khách hàng tiềm năng; nếu ký thì sợ rủi ro thanh toán. Vì vậy, các DN XK cho rằng, DN bảo hiểm đáp ứng tốt nhu cầu, BHTD XK được triển khai tích cực sẽ giúp cho việc mở rộng thị trường XK và phát triển quan hệ kinh doanh với đối tác mới.
Để triển khai có kết quả BHTD XK như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cần có quy định và cơ chế chính sách rõ ràng để hỗ trợ, nhất là phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành với DN bảo hiểm và DN XK tham gia. Từ đó, không chỉ tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của sản phẩm này với các nhà XK, mà còn có thể hỗ trợ loại hình bảo hiểm này có cơ hội phát triển và hỗ trợ cho hoạt động XK.
Hà Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024(Thanh tra) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số toàn thị trường ô tô của các đơn vị thành viên trong tháng 11/2024 đạt 44.200 xe, tăng 14% so với tháng 10/2024 (38.761 xe) và tăng 58% so với tháng 11/2023 (27.953 xe). Đây là mức doanh số cao nhất kể từ đầu năm.
Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý