Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 09/02/2021 - 06:35
(Thanh tra) - Năm 2020, công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường (TN&MT) đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân, nhất là về lĩnh vực đất đai.
Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh. Ảnh: TH
Luôn đồng hành để gỡ khó cho các doanh nghiệp
Nhìn lại kết quả công tác thanh tra năm 2020, Chánh Thanh tra Bộ TN&MT Lê Vũ Tuấn Anh vui mừng chia sẻ, năm qua, dù là một năm rất khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt liên tục tại khu vực miền Trung, song, công tác thanh tra, kiểm tra về TN&MT đã được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, huy động và kết hợp hiệu quả giữa các cơ quan ở Trung ương và địa phương, lực lượng cảnh sát môi trường, không còn để xảy ra chồng chéo, trùng lặp về đối tượng thanh tra.
Nội dung thanh tra đã tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc từ thực tiễn như tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai, chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư, khai thác trái phép khoáng sản; tăng cường thanh tra đột xuất nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này.
Năm 2020, ngành đã chủ động rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 theo hướng giảm bớt số lượng đối tượng thanh tra định kỳ; tập trung thanh tra đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chủ động chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Bộ đã tiến hành điều chỉnh 2 lần kế hoạch thanh tra, kiểm tra với số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra giảm 44%. Trong đó, kế hoạch thanh tra được điều chỉnh giảm 73%.
Các đơn vị trực thuộc Bộ đã triển khai thực hiện được 137 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 461 tổ chức. Trong đó, có 2 cuộc thanh tra, kiểm tra hành chính, 113 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, 22 cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra.
Qua thanh tra, kiểm tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 106 tổ chức với tổng số tiền là 17,2 tỷ đồng, đồng thời, đề xuất, kiến nghị chấn chỉnh, khắc phục các bất cập, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp. Bên cạnh đó, từ hoạt động thanh tra, kiểm tra, đã giúp cho các tổ chức, cá nhân có nhận thức và chuyển biến tích cực trong việc chấp hành pháp luật về TN&MT.
Tiếp công dân, giải quyết KNTC được duy trì thường xuyên
Chánh Thanh tra Bộ cũng cho biết, công tác tiếp công dân được duy trì thường xuyên. Bộ trưởng và các thứ trưởng đã trực tiếp tiếp công dân định kỳ và đột xuất theo quy định của Luật Tiếp công dân và quy chế làm việc của Chính phủ, nhất là các trường hợp đông người, bức xúc, phức tạp, kéo dài.
Công tác giải quyết KNTC tiếp tục được quan tâm. Các vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, vụ việc thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Bộ đã được tập trung kiểm tra, giải quyết đảm bảo khách quan đúng pháp luật. Bên cạnh đó, đã có sự phối hợp tích cực giữa Bộ với các cơ quan Trung ương và địa phương trong công tác giải quyết KNTC.
Năm 2020, bộ phận tiếp công dân đã tiếp 278 lượt với 532 người của 117 vụ việc trong đó, có 35 lượt đoàn đông người (258 người); tiếp nhận 3.840 lượt đơn KNTC, tranh chấp đất đai; trong đó, đơn thuộc lĩnh vực đất đai là 3.658 đơn (chiếm 95,26%) tổng số đơn nhận được, còn lại thuộc lĩnh vực môi trường và khoáng sản. Tiếp nhận 1.123 thông tin phản ánh, kiến nghị về TN&MT qua đường dây nóng.
Đặc biệt, Bộ rà soát, kiểm tra, xác minh và giải quyết cơ bản các vụ việc KNTC đông người, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 của Thanh tra Chính phủ, tác động tích cực đến tình hình và kết quả giải quyết KNTC, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội…
Ngoài ra, Bộ đã xây dựng và triển khai áp dụng cơ sở dữ liệu đơn thư; cung cấp cho Thanh tra Chính phủ dữ liệu của hơn 10.000 vụ việc KNTC để đưa lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KNTC. Hiện tại, Bộ đang tiếp tục triển khai mở rộng hệ thống đến các địa phương và hướng tới sẽ áp dụng trong toàn ngành. Qua đó tạo điều kiện cho các cơ quan Trung ương và các địa phương nắm bắt kịp thời và có biện pháp giải quyết thống nhất.
Những kết quả đạt được là vậy, nhưng Chánh Thanh tra Lê Vũ Tuấn Anh cũng không khỏi trầm tư chia sẻ những khó khăn trong các mặt công tác. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết KNTC về TN&MT chưa được hoàn thiện, thống nhất gây khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm và giảm khả năng giám sát, kiểm tra thường xuyên đối với việc thực hiện các kết luận thanh tra; lực lượng, trang thiết bị cho công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành còn hạn chế (nhiều Thanh tra Sở TN&MT chỉ có từ 4 - 5 cán bộ).
Số lượng đơn trùng, không đủ điều kiện xử lý vẫn chiếm tỷ lệ cao (53%) làm mất nhiều thời gian, công sức cho công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư; sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và các địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư KNTC đã có chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều vụ việc địa phương chậm xem xét, giải quyết.
Công tác thanh, kiểm tra và giải quyết đơn thư của Bộ vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Việc trao đổi, cập nhật thông tin về tình trạng vi phạm pháp luật TN&MT giữa các cơ quan Trung ương và địa phương còn chậm, đã dẫn đến một số hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật về TN&MT (nhất là lĩnh vực môi trường, khoáng sản và tài nguyên nước) chưa được phát hiện và xử lý kịp thời; tỷ lệ thu hồi tiền, đất và các tài sản qua thanh tra vẫn còn thấp (mới thu hồi được khoảng trên 50%).
Công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận thanh tra còn hạn chế dẫn đến một số tổ chức, cá nhân sau thanh tra, kiểm tra chậm hoặc không thực hiện nghiêm các kết luận thanh tra; việc triển khai công tác thanh tra, kiểm tra bị động và chậm so với kế hoạch đã đề ra; công tác theo dõi, đôn đốc cơ quan có thẩm quyền giải quyết các đơn thư do Bộ, Thanh tra Bộ chuyển đến chưa được thực hiện triệt để... Đây là những băn khoăn của ông Lê Vũ Tuấn Anh khi nhìn lại năm cũ và hoạch định kế hoạch công tác cho năm mới.
Năm 2021 sẽ tăng cường thanh tra đột xuất
Ông Lê Vũ Tuấn Anh cho biết, năm 2021, đất nước còn đứng trước khó khăn, Bộ sẽ căn cứ định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2021. Trong đó, xác định thanh tra, kiểm tra đột xuất sẽ chiếm khoảng 60-70% các cuộc thanh tra, kiểm tra.
Theo ông Lê Vũ Tuấn Anh, kế hoạch thanh tra năm 2021 của Bộ tập trung vào một số nội dung chính như: Việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường và tài nguyên nước đối với các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị, khu dân cư; việc quản lý, sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong quản lý, sử dụng đất đối với các dự án khu đô thị; dự án kinh doanh dịch vụ du lịch có bán biệt thự, căn hộ khách sạn; việc chấp hành pháp luật đất đai trong quản lý, sử dụng đất đối với đất trồng lúa các dự án chậm hoặc không đưa đất vào sử dụng; việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các đối tượng thuộc danh mục 17 loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do Bộ TN&MT phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường; các đối tượng xử lý chất thải nguy hại; việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên nước trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với vị trí đắc địa được thiên nhiên ưu đãi của vùng đất biển Phú Yên, những dự án nghìn tỷ phát triển được kỳ vọng thành điểm sáng thu hút du lịch, đánh thức tiềm năng địa phương. Vậy nhưng, hiện nay, Dự án Khu du lịch liên hợp New City Việt Nam vẫn luẩn quẩn trong công cuộc tìm đường tháo gỡ khó khăn vướng mắc, để mặc hàng trăm ha đất hoang hoá gây lãng phí rất lớn do chưa thể đưa vào sử dụng. Nhà đầu tư khắc khoải chờ tháo gỡ để sớm triển khai thực hiện dự án.
Nhóm PV
08:31 14/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, toàn huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã tổ chức tiếp 1.645 lượt người. Nội dung tiếp công dân chủ yếu phản ánh liên quan cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lấn chiếm đất công cộng, tranh chấp đất đai...
Nhật Minh
08:00 14/12/2024Đông Hà
17:58 12/12/2024Hải Hà
14:00 12/12/2024Hải Hà
13:10 12/12/2024Bùi Bình
07:31 12/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý