Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC nhằm đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong quản lý nhà nước

Thái Hải

Thứ sáu, 29/11/2024 - 19:52

(Thanh tra) - Tại hội thảo hoàn thiện đề tài khoa học cấp cơ sở “Tạm đình chỉ, đình chỉ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” vào chiều 29/11, ThS Vũ Đức Hoan, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) chủ nhiệm đề tài cho rằng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) là một phương thức giải quyết KNTC. Việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết KNTC không chỉ giúp quá trình xử lý minh bạch, đúng pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quản lý nhà nước.

ThS Vũ Đức Hoan trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo chủ nhiệm đề tài, quyền KN, quyền TC là những quyền hiến định, Điều 30, Hiến pháp 2013 ghi rõ: “Mọi người có quyền KNTC với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”.

Thông qua thực hiện quyền KNTC và hoạt động giải quyết KNTC, công dân không chỉ thực hiện việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình mà qua đó còn góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội.

Chủ nhiệm đề tài cho rằng, mặc dù Luật KN đã có quy định về đình chỉ giải quyết KN (Điều 10), nhưng thực tiễn thi hành đã phát sinh các tình huống mà luật chưa dự liệu, khiến công tác giải quyết KN gặp những khó khăn nhất định.

Bên cạnh đó, Luật KN tuy đã có quy định về đình chỉ giải quyết KN nhưng luật và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không có các quy định về tạm đình chỉ giải quyết KN.

“Trong thực tế giải quyết KN, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thường gặp phải những trường hợp cần tạm đình chỉ giải quyết vụ việc như: Có nội dung cần trưng cầu giám định nhưng thời gian giám định kéo dài; vụ việc phải đối thoại, nhưng người KN xin hoãn có lý do chính đáng; trường hợp dịch bệnh, thiên tai dẫn tới không thực hiện được quá trình xác minh giải quyết KN…”, chủ nhiệm đề tài cho biết.

Chủ nhiệm đề tài nhấn mạnh: Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC là một phương thức giải quyết KNTC. Việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết KNTC không chỉ giúp quá trình xử lý minh bạch, đúng pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quản lý nhà nước.

Nhất là, giúp rút ngắn thời gian giải quyết bằng việc bỏ qua các thủ tục không cần thiết khi các điều kiện cho thấy vụ việc KNTC đã không còn đủ cơ sở để tiếp tục giải quyết; tránh được tình trạng giải quyết các vụ việc KNTC vội vàng, thiếu căn cứ. Khi có những yếu tố mới phát sinh trong quá trình giải quyết như cần chờ kết quả của một vụ việc liên quan hoặc các thông tin bổ sung, việc tạm đình chỉ giúp đảm bảo tính chính xác và công bằng trong việc xử lý; bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bao gồm người KN, người TC, người bị TC và chủ thể có thẩm quyền giải quyết KNTC.

Bên cạnh đó, ngăn ngừa được những KNTC kéo dài, vượt cấp hay những vi phạm về thời hạn giải quyết KNTC của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.

Tuy nhiên, chủ nhiệm đề tài cho rằng, pháp luật về KN đã không có những quy định cụ thể các trường hợp đình chỉ việc giải quyết KN, tạm đình chỉ việc giải quyết KN và các hậu quả pháp lý của nó.

Mặt khác, dù đã xác lập được quy định cụ thể về 1 trường hợp đình chỉ trong giải quyết vụ việc KN nhưng lại không có những quy định về các nội dung như giải thích từ ngữ về đình chỉ; trình tự, thủ tục đình chỉ…

Bên cạnh đó, pháp luật TC đã có chế định riêng về tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết TC nhưng cũng không có quy định các nội dung có liên quan như giải thích từ ngữ về đình chỉ, tạm đình chỉ; về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện; về thanh tra, kiểm tra, giám sát việc ban hành và thực hiện các quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ; cũng không có các hướng dẫn cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục đình chỉ, tạm đình chỉ trong các thông tư hướng dẫn về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc TC...

Góp ý vào hoàn thiện đề tài, ThS Lê Đức Trung, Viện CL&KHTT đánh giá đề tài có kết cấu mạch lạc, rõ ràng, các ứng dụng, dẫn chứng phù hợp.

Tuy vậy, ông Trung đề nghị, phần 1.2.2 của đề tài “Căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC” cần tách làm 2 phần, bởi các căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ KN và tạm đình chỉ, đình chỉ TC khác nhau.

Đề tài cần bổ sung nguyên nhân về nhận thức tạm đình chỉ, đình chỉ KNTC từ đó, đề ra giải pháp cụ thể.

Đồng quan điểm, ThS Lê Văn Đức, Viện CL&KHTT cũng nhận định, nhìn chung đây là đề tài có sản phẩm tốt, giải quyết được nội dung chính của đề tài.

Tuy vậy, để đề tài hoàn thiện, theo ông Đức, ở chương 1, chủ nhiệm đề tài cần phải đưa ra khái niệm KNTC và giải quyết KNTC. Từ giải quyết KN, giải quyết TC riêng để thấy bản chất 2 phạm trù khác nhau, để hiểu vì sao Luật KN không quy định tạm đình chỉ, mà Luật TC lại quy định. Trên cơ sở đó, tách riêng căn cứ tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC, đưa ra nguyên nhân, hạn chế và các giải pháp thực hiện.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC nhằm đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong quản lý nhà nước

Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết KNTC nhằm đảm bảo sự công bằng, hiệu quả trong quản lý nhà nước

(Thanh tra) - Tại hội thảo hoàn thiện đề tài khoa học cấp cơ sở “Tạm đình chỉ, đình chỉ trong giải quyết khiếu nại, tố cáo” vào chiều 29/11, ThS Vũ Đức Hoan, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) chủ nhiệm đề tài cho rằng, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết khiếu nại (KN), tố cáo (TC) là một phương thức giải quyết KNTC. Việc tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết KNTC không chỉ giúp quá trình xử lý minh bạch, đúng pháp luật mà còn bảo vệ quyền và lợi ích của các bên liên quan, đảm bảo sự công bằng và hiệu quả trong quản lý nhà nước.

Thái Hải

19:52 29/11/2024
Hà Giang: Hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện Quang Bình

Hà Giang: Hủy bỏ quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch UBND huyện Quang Bình

(Thanh tra) - Ngày 22/11/2024, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1633 về việc giải quyết khiếu nại của bà Nguyễn Hải Yến, thôn Chàng Thắm, xã Yên Hà, huyện Quang Bình. Quyết định này đã hủy bỏ Quyết định số 1394 ngày 30/5/2024 của Chủ tịch UBND huyện Quang Bình do vi phạm thẩm quyền giải khiếu nại lần đầu của bà Yến.

Bùi Bình

19:03 29/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm