Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm trong thực hiện công vụ

Phương Anh- Phương Hiếu

Thứ tư, 13/11/2024 - 06:20

(Thanh tra) -Tại kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Tài chính do Thanh tra Chính phủ vừa ban hành, Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm .

Trụ sở Bộ Tài chính. Ảnh: IT

Điệp khúc “chưa”, “chậm” trong thực hiện

Theo kết luận thanh tra, thời điểm thanh tra trách nhiệm quản lý Nhà nước trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021-2025. Đến hết năm 2023 một số mục tiêu của kế hoạch cơ bản đã hoàn thành trong đó có một số mục tiêu vượt kế hoạch. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của người dân doanh nghiệp trong tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia năm 2022 chỉ đạt 41,94%, năm 2023 là 24,18%.

Trong thời kỳ thanh tra, theo báo cáo của Bộ Tài chính có 30 văn bản quy phạm pháp luật quy định thủ tục hành chính có thực hiện quy trình lấy ý kiến tham gia xây dựng của cơ quan đơn vị có liên quan theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ), trong đó có 3/30 văn bản quy phạm pháp luật có chứa thủ tục hành chính, đã có hiệu lực thi hành, nhưng chưa được Bộ Tài chính ban hành quyết định công bố công khai thủ tục hành chính. Số còn lại, Bộ Tài chính đã ban ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính, tuy nhiên, có 6/30 văn bản quy phạm pháp luật việc ban hành quyết định công bố thủ tục hành chính còn chậm so với quy định tại Điều 15 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ.

Cũng theo kết luận thanh tra, tại thời điểm thanh tra, Bộ Tài chính không ban hành riêng các kế hoạch về cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng năm (năm 2021, 2022, 2023) theo quy định mà lồng ghép tại các kế hoạch, chương trình hành động của Bộ.

Ngoài ra, Bộ Tài chính chưa kịp thời thực hiện việc trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh theo quy định.

Kết luận thanh tra cũng chỉ ra hàng loạt công việc mà Bộ Tài chính chậm thực hiện so với quy định, như: Việc tổng hợp, báo cáo tình hình, kết quả thực hiện cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ; Việc thực thi phương án phân cấp giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ chưa đảm bảo tiến độ, nhiệm vụ, lộ trình; Chậm ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2022 - 2025 của Bộ; Chậm thực hiện việc thống kê, công bố, công khai thủ tục hành chính nội bộ.

Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trên các lĩnh vực trọng tâm ưu tiên chậm thời gian theo quy định.

Trong thời kỳ thanh tra, Bộ Tài chính đã ban hành 27 quyết định công bố thủ tục hành chính, trong đó: Có 23/27 quyết định công bố thủ tục hành chính ban hành chậm thời gian so với quy định.

Có 11/27 quyết định công bố thủ tục hành chính được nhập, công khai trên Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia chưa đúng thời gian theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP.

Đến thời điểm thanh tra, Bộ Tài chính chưa ban hành kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, là thực hiện chưa đúng quy định tại khoản 2, Điều 26 Nghị định 45/2020/NĐ-CP và Công văn số 2995/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ ngày 16/4/2020 về việc thực hiện Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn phát biểu tại buổi công bố Kết luận thanh tra

Đến thời điểm thanh tra, Bộ Tài chính chưa có quyết định ban hành danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử, là thực hiện chưa đúng quy định tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định 45/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Bộ Tài chính chưa ban hành riêng kế hoạch truyền thông về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, nội dung này Bộ lồng ghép tại các Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về các lĩnh vực hoạt động của Bộ năm 2021, 2022, 2023, Kế hoạch chuyển đổi số năm 2022, 2023, là thực hiện chưa đúng quy định tại Khoản 7 Điều 26 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

Nhiều hồ sơ quá thời gian giải quyết thủ tục hành chính

Liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính, kết luận thanh tra cũng chỉ rõ, Bộ Tài chính chưa ban hành, công bố Danh mục thủ tục hành chính không tiếp nhận tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính; chưa ban hành Danh mục thủ tục hành chính tiếp nhận trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của Bộ Tài chính là thực hiện chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 35 Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong thời kỳ thanh tra, Bộ Tài chính chưa ban hành đầy đủ quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính đối với những thủ tục hành chính được bổ sung thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ.

Theo kết luận thanh tra, một số đơn vị thuộc Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp, Cục Quản lý công sản, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Vụ Tài chính ngân hàng) trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính không qua Bộ phận Một cửa đối với các thủ tục hành chính thuộc danh mục phải tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa là thực hiện chưa đúng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 61/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra về trình tự, thủ tục đối với 10 hồ sơ tiếp nhận và hẹn trả kết quả tại Bộ phận Một cửa của Bộ Tài chính cho thấy: công chức Bộ phận Một cửa tiếp nhận hồ sơ, lập giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định.

Đáng lưu ý, quá trình giải quyết thủ tục hành chính có trường hợp thời gian giải quyết thủ tục hành chính quá thời hạn giải quyết, nhưng đơn vị giải quyết thủ tục hành chính không gửi văn bản xin lỗi người dân, doanh nghiệp đề nghị giải quyết thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, một số trường hợp, người dân, doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, tài liệu kéo dài (điển hình từ 174 đến 378 ngày), ảnh hưởng đến thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Đến thời điểm thanh tra, Bộ Tài chính chưa ban hành quyết định danh mục thủ tục hành chính ưu tiên thực hiện trên môi trường điện tử; Chưa ban hành kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ; việc giải quyết phản ánh, khiếu nại của người dân, doanh nghiệp một số trường hợp còn chậm.

Qua kiểm tra 10 hồ sơ giải quyết đối với 2 thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý nợ thuộc trách nhiệm giải quyết của Bộ Tài chính cho thấy: Có 5/10 hồ sơ khi tiếp nhận công chức không kịp thời rà soát, đánh giá hồ sơ tài liệu theo quy định; quá thời gian giải quyết thủ tục hành chính; Có 2/10 hồ sơ quá thời hạn giải quyết theo quy định…

Căn cứ kết luận thanh tra và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tài chính đối với công tác cải cách hành chính, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công thực hiện nghiêm quy trình giải quyết thủ tục hành chính và các quy định hành chính trong quá trình thực hiện công vụ, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số; theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất, sửa đổi, bổ sung quy định cho phù hợp; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định nội bộ về giải quyết thủ tục hành chính theo hướng tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; cụ thể hóa quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, tăng cường quản lý cán bộ, công chức viên chức trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, có cơ chế, chính sách khuyến khích để việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến hiệu quả hơn, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức cố tình chậm trễ, đùn đẩy, né tránh, có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Chỉ đạo kiểm tra, rà soát các hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nợ, khắc phục, xử lý kịp thời, dứt điểm, đúng quy định đối với các tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm đã nêu tại kết luận thanh tra.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Tài chính chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến những tồn tại, thiếu sót, khuyết điểm trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp nêu tại kết luận thanh tra theo đúng quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

Thấy gì qua thanh tra Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch

(Thanh tra) - Hàng loạt tồn tại, hạn chế đã được Thanh tra Bộ Tài chính chỉ ra trong Kết luận thanh tra số 119/KL-TTr ngày 15/11/2024 về thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại Dự án thành phần 1A thuộc Dự án đường Tân Vạn - Nhơn Trạch do Ban Quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư.

Trần Quý

21:00 13/12/2024
Trách nhiệm là của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

Trách nhiệm là của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Tuyên Quang đã ban hành quyết định thu hồi tiền cho thuê đất chưa được Ban Quản lý các khu công nghiệp (QLCKCN) tỉnh thực hiện nộp vào ngân sách Nhà nước theo quy định với số tiền 594,4 triệu đồng và xác định là trách nhiệm của ông Trần Đức Thuận, Trưởng Ban QLCKCN tỉnh.

Nam Dũng

16:00 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm