Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Quên” đóng 2% phí bảo trì diện tích mình sở hữu?

Chủ nhật, 10/07/2022 - 08:00

(Thanh tra) - Theo quy định hiện hành, khi đưa tòa nhà vào vận hành, khách hàng và chủ đầu tư sử dụng diện tích của tòa nhà phải đóng 2% phí bảo trì để gửi vào ngân hàng. Thế nhưng, chủ đầu tư lại “quên” đóng 2% phí bảo trì phần diện tích đang sử dụng!

Công ty CP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương “quên” đóng 2% phí bảo trì diện tích mình sở hữu. Ảnh: MH

Đó là một trong những vi phạm, tồn tại của Công ty CP Đầu tư châu Á - Thái Bình Dương - chủ đầu tư tòa nhà chung cư hỗn hợp vị trí lô đất OCT5 và OCT8A thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang được Thanh tra Bộ Xây dựng chỉ ra qua công tác thanh tra.

Kết luận thanh tra số 46 của Thanh tra Bộ Xây dựng cho thấy, ngày 03/2/2021, công trình được đưa vào sử dụng theo Văn bản số 19 của cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu của Công ty CP Đầu tư châu Á- Thái Bình Dương.

Tổng số kinh phí bảo trì bao gồm phần diện tích khác và khu căn hộ trên 18,8 tỷ đồng. Thế nhưng, chủ đầu tư - Công ty CP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương mới nộp vào tài khoản kinh phí bảo trì trên 6 tỷ đồng. Số còn lại trên 12,8 tỷ đồng, ông ty “quên” chưa nộp vào tài khoản quỹ bảo trì theo quy định.

Chủ đầu tư đã thu kinh phí bảo trì của 06 khách hàng mua căn hộ số tiền gần 155 triệu đồng; chưa thu kinh phí bảo trì của khách hàng mua 10 căn hộ với số tiền gần 365 triệu đồng. Số kinh phí bảo trì còn lại thuộc diện tích sở hữu của chủ đầu tư.

Kết luận cho thấy, từ ngày 18/8/2020 đến ngày 26/3/2021 (Nghị định số 30/2021/NĐ-CP có hiệu lực), chủ đầu tư gửi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư của khách hàng mua căn hộ vào tài khoản tại Ngân hàng BIDV - Chi nhánh Đông Đô, số tiền gốc trên 6 tỷ đồng, có lãi suất 0,2%/năm, dưới hình thức không kỳ hạn là vi phạm khoản 1 Điều 36 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ: “… Tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn”.

Số kinh phí bảo trì chủ đầu tư phải đóng với tổng số tiền gốc trên 12,4 tỷ đồng, bao gồm: Phần diện tích khác mà chủ đầu tư giữ lại, số tiền gốc trên 1,870 tỷ đồng; phần diện tích khu căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại chưa đóng vào tài khoản kinh phí bảo trì, số tiền gốc trên 5,6 tỷ đồng; phần diện tích khu căn hộ mà chủ đầu tư đã thu của khách hàng nhưng chưa đóng vào tài khoản kinh phí bảo trì, số tiền gốc gần 5 tỷ đồng.

“Từ ngày 03/2/2021, nhà chung cư được ban giao đưa vào sử dụng, đến thời điểm thanh tra, tháng 3/2022, chủ đầu tư không đóng 2% giá trị phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại và phần diện tích của các căn hộ với số tiền gốc trên 12,4 tỷ đồng vào tài khoản kinh phí bảo trì là vi phạm điểm b khoản 1 Điều 108 Luật Nhà ở năm 2014 và điểm 3 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ” - kết luận nêu.

Ngày 03/2/2021, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, có Văn bản số 19 thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu để đưa công trình vào sử dụng.

Dự án đã đưa vào sử dụng 12 tháng nhưng vẫn chưa được hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị. Ảnh: MH

Thời điểm thanh tra tháng 3/2022, sau hơn 12 tháng kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư chưa tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập ban quản trị.

“Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng, chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu là vi phạm khoản 5 Điều 1 Thông tư số 06/2019/TT-BXD ngày 31/10/2019 của Bộ Xây dựng” - Thanh tra Bộ Xây dựng kết luận.

Những vi phạm, tồn tại được chỉ ra trong kết luận thanh tra trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư và các khách hàng của 10 căn hộ chưa đóng 2% kinh phí bảo trì.

Với những vi phạm, tồn tại được chỉ ra trong kết luận thanh tra, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu Công ty CP Đầu tư châu Á- Thái Bình Dương tổ chức kiểm điểm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với các phòng, ban, cá nhân để xảy ra các vi phạm, tồn tại trong công tác quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư và việc thu kinh phí bảo trì của các khách hàng chưa đóng.

Có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang để biết về tên tài khoản, số tài khoản đã mở, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền kinh phí bảo trì theo quy định tại điểm 1 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ.

Tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để thành lập ban quản trị nhà chung cư khi đã đủ điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 1 thông tư số 06/2019/TT-BXD ngày 31/10/2019 của Bộ Xây dựng.

Xử lý về kinh tế, Thanh tra Bộ Xây dựng yêu cầu chủ đầu tư lập tài khoản kinh phí bảo trì riêng theo quy định tại điểm 1 khoản 6 Điều 1 Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ và đóng kinh phí bảo trì phần diện tích căn hộ và phần diện tích khác mà chủ đầu tư giữ lại vào tài khoản kinh phí bảo trì, số tiền gốc trên 12,4 tỷ đồng.

Thu đủ kinh phí bảo trì, số tiền gốc trên 364,8 triệu đồng của 10 căn hộ đã bán cho khách hàng để đóng vào tài khoản kinh phí bảo trì.

Sau khi ban quản trị nhà chung cư được thành lập, Công ty CP Đầu tư châu Á- Thái Bình Dương có trách nhiệm bàn giao tài khoản kinh phí bảo trì và có văn bản gửi Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang biết để theo dõi theo quy định.

Trần Quý

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam: Kết luận thanh tra đột xuất về chế độ tiếp công dân, xử lý đơn thư

Huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam: Kết luận thanh tra đột xuất về chế độ tiếp công dân, xử lý đơn thư

(Thanh tra) - Thanh tra huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam vừa công bố công khai kết luận thanh tra đột xuất việc thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với người thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn thư và công tác tiếp công dân, xử lý, giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo tại các xã, thị trấn từ ngày 1/1/2023 đến ngày 31/8/2024.

Lâm Ánh

21:37 22/11/2024
Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Trần Quý

21:00 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm