Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chu Tuấn
Chủ nhật, 22/10/2023 - 21:50
(Thanh tra) - Dự án Khu đô thị phát triển An Phú được UBND TP HCM duyệt đồ án quy hoạch từ năm 1993. Sau nhiều năm triển khai, đến nay, dự án vẫn chưa hoàn thành. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính của khu đô thị này cũng chưa được thực hiện xong do tồn tại nhiều vấn đề…
Tại Khu đô thị phát triển An Phú, dự án hạ tầng kỹ thuật chính khó có khả năng thực hiện do vướng mắc về kinh phí... Ảnh: C.T
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM đã ban hành Kết luận thanh tra số 8161/KL-STNMT-TTr về việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị phát triển An Phú (88,03ha), quận 2 do Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm đang thực hiện và các dự án thành phần trong Khu đô thị phát triển An Phú.
Theo đó, kết luận cho biết, ngày 15/7/1993, UBND TP HCM ban hành quyết định về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chung khu thương nghiệp và nhà ở cao cấp có tên gọi là Khu đô thị phát triển An Phú tại xã An Phú, huyện Thủ Đức (nay là phường An Phú, TP Thủ Đức) với diện tích 100ha do Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị liên doanh với Công ty City Horse Trading LTD HongKong.
Do dự án chậm triển khai và không có khả năng thực hiện, năm 1998, Văn phòng UBND TP HCM đã có văn bản giao Sở Xây dựng, Kiến trúc sư trưởng TP hướng dẫn Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị nghiên cứu phương thức đầu tư mới thích hợp để thực thi đầu tư xây dựng tại khu đất của dự án City Horse. Theo phương thức này, dự án City Horse sẽ được chia thành nhiều dự án thành phần để mời nhiều đơn vị tham gia đầu tư, Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị cần tập trung đầu tư xây dựng phần hạ tầng chính để tạo điều kiện triển khai các dự án thành phần và đầu tư từng bước theo tiến độ thích hợp.
Năm 2000, Kiến trúc sư trưởng TP có văn bản phê duyệt quy hoạch chi tiết sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị phát triển phường An Phú, quận 2 với tổng diện tích khu đất 88,76 ha…
Cũng trong năm 2000, UBND TP HCM ban hành quyết định phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính Khu đô thị phát triển phường An Phú, quận 2 (tổng mức đầu tư là 110,6 tỷ đồng)…
Tháng 7/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định thu hồi hơn 87,3ha đất tại phường An Phú, quận 2 và giao Công ty Dịch vụ Phát triển Đô thị (nay là Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm) sử dụng hơn 85,1ha đất trong diện tích thu hồi để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị…
Tiếp đó, UBND TP HCM đã triển khai các bước tiếp liên quan đến thu hồi đất, đền bù, tái định cư…
Dự án Khu đô thị phát triển An Phú (87ha) do Công ty Cổ phần địa ốc Thủ Thiêm làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính và có 13 đơn vị tham gia đầu tư thứ cấp, là dự án thành phần trong Khu đô thị phát triển An Phú gồm: Công ty phần Địa ốc Thủ Thiêm (chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật chính); Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận; Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức; Công ty TNHH Tiến Phước; Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op; Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Thành phố (Invesco); Công ty Cổ phần Bất động sản Nova Lexington (trước đây là Công ty Cổ phần Địa ốc 11 chuyển nhượng lại cho Công ty TNHH Bất động sản Đại Hưng Phú); Công ty Cổ phần Xây dựng số 14 (nay chuyển cho Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam); Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ An (nay chuyển cho Công ty TNHH Liên doanh Hoàng Kim); Công ty TNHH M2M; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mỹ Mỹ; Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Chiến Thắng (nay là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khôi Minh); Công ty Dịch vụ dầu khí Sài Gòn (nay là Công TNHH Xây dựng Thương mại Tân Tạo).
Dự án hạ tầng kỹ thuật chính gồm 5 tuyến đường (Bắc Nam 1, Bắc Nam 2, Bắc Nam 3, Đông Tây 1, Đông Tây 2), 3 công viên (công viên trung tâm, công viên tại ngã ba Cát Lái, công viên thuộc vòng xoay Lương Đình Của - Mai Chí Thọ) và 1 trường học.
Tại đường Bắc Nam 1 (đường Nguyễn Hoàng), qua thanh tra xác định còn 11 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng do chưa hoàn tất bồi thường với diện tích hơn 8.100m2; tại đường Bắc Nam 2, còn 16 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng với diện tích gần 10.000m2; tại đường Bắc Nam 3, còn 5 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng với diện tích gần 11.000m2; tại đường Đông Tây 1, đã hoàn tất bồi thường và bàn giao mặt bằng; tại đường Đông Tây 2, còn 5 hồ sơ chưa bàn giao mặt bằng với diện tích gần 9.000m2; cả 3 công viên đều chưa hoàn thành việc bồi thường; khu 1,6 ha xây dựng trường học chưa bồi thường xong… Các tuyến đường chưa bồi thường xong nên việc thi công bị gián đoạn, làm ảnh hưởng đến việc đầu tư, kết nối hạ tầng chung của dự án.
Kết luận thanh tra cho biết, tuy dự án hạ tầng kỹ thuật chính chưa thực hiện xong, nhưng có 9 chủ đầu tư dự án thành phần đã được giao đất chính thức (đã hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng): Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Tân Tạo, Công ty Đầu tư và Dịch vụ Thành phố Invesco, Công ty Cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức làm chủ đầu tư, Công ty TNHH Tiến Phước, Công ty Cổ phần Bất động sản Nova Lexington, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mỹ Mỹ, Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp Dầu khí Việt Nam, Công ty TNHH Liên doanh Hoàng Kim, Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.
Kết luận thanh tra cũng cho biết, theo Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm, do những thay đổi về các tiêu chuẩn kỹ thuật công trình, trượt giá trong chi phí đầu tư xây dựng, cũng như việc xác định lại chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nên tổng mức đầu tư của dự án dự kiến điều chỉnh là hơn 3.800 tỷ đồng. Trong đó, chủ đầu tư dự án thành phần chưa thống nhất với Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm về kinh phí đóng góp để tiếp tục thực hiện bồi thường và thi công dự án hạ tầng; việc bồi thường giải phóng mặt bằng gặp khó khăn do tình trạng tự chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng giấy tay, người dân yêu cầu bồi thường giá quá cao so với dự kiến; nguồn vốn của Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm không đủ điều kiện để thực hiện dự án. Công ty đã nhiều lần gửi hồ sơ thay đổi giấy đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch Đầu tư về việc tăng vốn điều lệ nhưng đến nay vẫn không thực hiện được do Sở Kế hoạch Đầu tư yêu cầu phải có văn bản đồng thuận của cơ quan quản lý phần vốn Nhà nước là Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn (cổ đông sở hữu 20% vốn của công ty, tương đương 12 tỷ đồng), nhưng Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn không tán thành việc tăng vốn điều lệ…
“Như vậy, dự án hạ tầng kỹ thuật chính đến nay vẫn chưa thực hiện xong và khó có khả năng thực hiện, vướng mắc phần lớn ở kinh phí đầu tư xây dựng do không có sự thống nhất đóng góp của chủ đầu tư dự án và các chủ đầu tư thành phần. Do đó, để đảm bảo hoàn thành dự án, Công ty Cổ phần Địa ốc Thủ Thiêm và các chủ đầu tư dự án thành phần phải có trách nhiệm thống nhất phương án đóng góp, cách thức đóng góp và cam kết thời hạn hoàn thành dự án”, kết luận thanh tra nêu rõ.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Trần Quý
21:00 21/11/2024(Thanh tra) - Được giao số lượng người làm việc nhiều hơn so với quy định, dẫn đến kinh phí được cấp dư gần 519 triệu đồng, tuy nhiên Hiệu trưởng Trường Mầm non Đăng Hưng Phước không kịp thời báo cáo để xử lý mà sử dụng hết…
Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Cảnh Nhật
08:30 20/11/2024Trần Kiên
07:08 20/11/2024Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh