Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thái Hải
Thứ năm, 03/04/2025 - 10:45
(Thanh tra) - Tại kết luận thanh tra về trách nhiệm quản lý Nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của UBND Thành phố (TP) Hồ Chí Minh, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã chỉ ra nhiều tồn tại trong việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn.
Đầu tư phát triển nhà ở xã hội ở TP Hồ Chí Minh còn nhiều tồn tại, bất cập. Ảnh: IT
Chưa đạt mục tiêu
Kết luận nêu rõ, việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn TP Hồ Chí Minh còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư nhà ở xã hội còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Theo báo cáo của UBND TP, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn TP đã hoàn thành, đưa vào sử dụng 19 dự án nhà ở xã hội với diện tích sàn tăng thêm 1,23 triệu m2 sàn, chỉ mới đạt 69,21% so với chỉ tiêu đề ra.
Về nhà lưu trú công nhân, TP đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 1 dự án với tổng diện tích đất 7ha, quy mô 1.449 phòng, 80.520m2 sàn xây dựng, đáp ứng 7.596 chỗ ở cho công nhân, chỉ đạt 2,75% so với chỉ tiêu.
Về ký túc xá sinh viên, TP hoàn thành đưa vào sử dụng 1 dự án, tổng diện tích sàn xây dựng 4.215m2, đáp ứng 423 chỗ ở cho sinh viên, đạt 6,02% so với chỉ tiêu đề ra.
Đối với các dự án đang thực hiện, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn TP có 53 dự án/khu đất nhà ở xã hội với tổng diện tích đất 140ha, quy mô dự kiến khoảng 24.468 căn hộ, diện tích sàn xây dựng gần 2,7 triệu m2. Có 21 dự án hoàn thành, còn lại 32 dự án đang triển khai xây dựng hoặc trong giai đoạn hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Giai đoạn 2021- 2025, trên địa bàn có 68 dự án nhà ở xã hội với tổng diện tích đất hơn 350ha, quy mô dự 16.497 căn hộ, diện tích sàn xây dựng đạt gần 3,7 triệu m2, trong đó bao gồm 32 dự án giai đoạn 2016 - 2020 chuyển sang và bổ sung thêm 36 khu đất mới, dự án triển khai thực hiện đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội 46 dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại thực hiện nghĩa vụ 20% nhà ở xã hội theo hình thức nộp bằng tiền, 142 dự án khu đô thị mới, dự án nhà ở thương mại chưa chọn/chưa rõ phương thức thực hiện nghĩa vụ 20% nhà ở xã hội là chưa đúng quy định tại Nghị định số 188/2013 và Nghị định số 100/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý sử dụng nhà ở xã hội.
Thủ tục phức tạp
Theo Thanh tra Chính phủ, nguyên nhân việc phát triển nhà ở xã hội không đạt theo chỉ tiêu đề ra là do các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn nhiều và phức tạp, ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, thẩm định phê duyệt thiết kế, giao đất, ký quỹ, cấp phép xây dựng, thông báo dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội còn phải thực hiện thêm các thủ tục như: Thẩm định giá bán nhà ở xã hội; xác nhận đối tưọưg mua, thuê mua nhà ở xã hội; kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức…
Đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị có dành quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội chưa có quy định hướng dẫn về xác định chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật và việc phân bổ các chi phí này vào quỹ đất xây dụng nhà ở xã hội; chưa có quy định pháp luật về xác định cơ quan chủ trì thẩm định và phê duyệt các chi phí nêu trên để hoàn trả cho chủ đầu tư; chưa có hướng dẫn về việc thanh toán cho chủ đầu tư khi bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho Nhà nước để thực hiện dự án.
Mặt khác, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án nhà ở xã hội rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.
“Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên theo Nghị định số 100/2015 của Chính phủ hay từ 02 ha trở lên theo Nghị định số 49/2021 của Chính phủ, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng nhà ở xã hội, nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, nên chưa triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội”, kết luận nêu.
Bên cạnh đó, TTCP còn chỉ rõ, nguồn tiền sử dụng đất thu được từ các dự án phát triển nhà ở thương mại, phát triển đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 10 ha theo các nghị định trên thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội bằng hình thức nộp tiền, được sử dụng để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
“Việc sử dụng nguồn tiền này để tái đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trong giai đoạn vừa qua còn hạn chế, không đầy đủ”, TTCP kết luận.
Việc sắp xếp, xử lý đất đai do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc có nguồn gốc từ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý để đưa vào xây dụng nhà ở xã hội theo quy định pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý tài sản công chậm được triển khai hoặc không được các cơ quan Nhà nước chú trọng.
Xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa thực sự chủ động về nguồn vốn, nên tiến độ thi công kéo dài; cơ chế ưu đãi chủ đầu tư nhà ở xã hội chưa hấp dẫn, nên không thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Trong khi đó, các dự án phát triển nhà ở phục vụ cho công nhân có vốn đầu tư lớn, ngoài chi phí xây dựng, chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn TP cũng là khá cao, trong khi thời gian thu hồi vốn khá lâu (từ 10 đến 15 năm), nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Việc đề xuất quy hoạch các khu công nghiệp tập trung, chưa quan tâm nhiều đến việc dành quỹ đất để phát triển nhà ở phục vụ cho công nhân; chưa ưu tiên sử dụng quỹ đất sạch do Nhà nước trực tiếp quản lý để xã hội hóa kêu gọi đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân.
TTCP kiến nghị UBND TP Hồ Chí Minh kiểm tra, rà soát, đề xuất giải pháp để sớm triển khai các dự án chậm tiến độ nhiều năm, lập kế hoạch để thực hiện quy hoạch đảm bảo đầu tư tập trung, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn vốn đầu tư; xây dựng môi trường kinh doanh tốt, thu hút đầu tư, huy động mọi nguồn vốn, tạo sự đồng thuận trong nhân dân để thực hiện những dự án chậm thực hiện trên địa bàn.
Đồng thời, khắc phục những bất cập trong việc phát triển nhà ở xã hội trong thời gian vừa qua, xây dựng cơ chế chính sách tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút mọi nguồn lực cũng như nguồn vốn đầu tư, dành quỹ đất phù hợp để phát triển, thực hiện tốt kế hoạch về phát triển nhà ở xã hội đã phê duyệt.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Kết luận thanh tra về việc thực hiện nhiệm vụ đối với Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Thừa Thiên Huế và một số đơn vị TAND cấp huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, TAND Tối cao đã chỉ ra nhiều vụ việc vi phạm trong thời hạn xét xử. Nhiều vụ án thời gian thụ lý kéo dài, nhưng không có kết quả…
Bảo Anh
(Thanh tra) - Qua thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản tại Dự án Khu phức hợp Thủy Vân giai đoạn 2, thuộc Khu B, Đô thị mới An Vân Dương, phường Thuỷ Vân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là thành phố Huế), Thanh tra Bộ Xây dựng đã chỉ ra nhiều vi phạm, tồn tại.
Trần Quý
Văn Thanh
Cảnh Nhật
Cảnh Nhật
Hải Hà
Bùi Bình
Hải Hà
Hương Trà
Thái Hải
Bảo Anh
Trung Hà
Hải Hà
Đông Hà
Chính Bình
Trần Quý
Trung Hà