Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Nam
Thứ năm, 05/10/2023 - 06:36
(Thanh tra)- Quyết định số 2694/QĐ-UBND ngày 28/9/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa giao chỉ tiêu cho các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa, giai đoạn 2021-2025, về khoán bảo vệ rừng là 21.454ha. Tuy nhiên, hiện trạng rừng của tỉnh năm 2021 tại Quyết định số 656/QĐ-UBND ngày 7/3/2022, tổng diện tích rừng tự nhiên chưa giao, chưa cho thuê do UBND các xã quản lý tại các địa phương trên là 5.561,62ha.
Một khoảng rừng thuộc địa bàn quản lý của Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Khánh Hòa. Ảnh: MH
Theo kết luận của Thanh tra Ủy ban Dân tộc, nhiều vấn đề bất cập trong công tác rà soát, giao khoán, bảo vệ rừng đã được chỉ ra, dẫn đến việc ngân sách được phân bổ đến nhưng không thể thực hiện và phải trả lại cấp trên.
Quyết định số 2694/QĐ-UBND giao chỉ tiêu thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 về khoán bảo vệ rừng là 21.454ha (trong đó, huyện Khánh Sơn là 11.166ha, huyện Khánh Vĩnh 4.245,7ha, thị xã Ninh Hòa 3.000ha, huyện Cam Lâm 3.042,3ha) và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 424ha (huyện Khánh Vĩnh 120ha, huyện Khánh Sơn 130ha, huyện Cam Lâm 174ha).
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tại Văn bản số 3194/SNN-KL ngày 26/7/2023, Quyết định số 656/QĐ-UBND ngày 7/3/2022 phê duyệt tổng diện tích rừng tự nhiên chưa giao, chưa cho thuê do UBND các xã trực tiếp quản lý năm 2021 chỉ có 5.561,62ha (huyện Khánh Sơn 366,95ha, huyện Khánh Vĩnh 1.873,37ha, thị xã Ninh Hòa 3.321,3ha).
Kinh phí khoán bảo vệ rừng giao cho các đơn vị thực hiện năm 2022 và 2023 là 18.752 tỷ đồng. Trong đó, các huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Cam Lâm và thị xã Ninh Hòa được giao 10,851 tỷ đồng; Sở NN&PTNT được giao 7,901 tỷ đồng.
Sau khi kiểm tra, xác minh việc triển khai, phân bổ kinh phí năm 2022 và năm 2023 tại các huyện và Sở NN&PTNT, đoàn thanh tra cho biết:
Phòng NN&PTNT huyện Khánh Vĩnh được giao 2,432 tỷ đồng, nhưng năm 2022, không có hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng và đơn vị không ban hành kế hoạch thực hiện. Năm 2023, Phòng NN&PTNT đã khảo sát, sau điều chỉnh kế hoạch, diện tích rừng tự nhiên do UBND các xã quản lý thực hiện giao khoán giảm từ 4.245,7ha xuống còn 1.343,66ha; nhu cầu kinh phí thực hiện năm 2023 là 643 triệu đồng, đề nghị trả ngân sách cấp trên 987 triệu đồng.
Huyện Khánh Sơn được giao ngân sách là 4,484 tỷ đồng. Năm 2023, đã giao cho Phòng NN&PTNT 108 triệu đồng, số tiền chưa được phân bổ là 4,376 tỷ đồng. Sau khi rà soát, diện tích rừng tự nhiên do UBND các xã quản lý đủ điều kiện giao khoán đã giảm từ 11.296ha xuống còn 233,95ha; có 18 hộ đăng ký nhận khoán 221ha; không có đối tượng đảm bảo tiêu chí để hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh.
Phòng NN&PTNT huyện Cam Lâm được giao 1,434 tỷ đồng, tuy nhiên, trên địa bàn chỉ có diện tích rừng do các ban quản lý (BQL) rừng phòng hộ (RPH) quản lý, không có đối tượng đảm bảo tiêu chí để hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh. Do vậy, đơn vị đề nghị trả ngân sách cấp trên số tiền được giao.
Tại Sở NN&PTNT, năm 2023, đơn vị được giao 7,901 tỷ đồng và đã ban hành Quyết định số 378/QĐ-SNN ngày 26/5/2023 về việc giao bổ sung dự toán chi ngân sách Nhà nước năm 2023 cho các đơn vị trược thuộc là BQL RPH Nam Khánh Hòa (6,5826 tỷ đồng), BQL RPH Bắc Khánh Hòa 76 triệu đồng và Văn phòng Sở NN&PTNT 1,242 tỷ đồng.
Theo số liệu của Sở NN&PTNT, đến ngày 26/7/2023, trên địa bàn tỉnh có 278 hộ đăng ký tham gia nhận khoán bảo vệ rừng với diện tích ước khoảng 8.003,95ha (huyện Khánh Sơn 19 hộ với 233,95ha, BQL RPH Nam Khánh Hòa 216 hộ với 6.480ha, Công ty TNHH MTV Lâm sản Khánh Hòa 8 hộ với 240ha, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Trầm Hương 35 hộ với 1.050ha); các đơn vị chưa có hộ gia đình đăng ký nhận khoán bảo vệ rừng gồm thị xã Ninh Hòa, BQL RPH Bắc Khánh Hòa.
Đến thời điểm thanh tra, các cơ quan, đơn vị chưa giải ngân các khoản ngân sách được giao.
Đoàn thanh tra nhận định, Quyết định số 2694/QĐ-UBND chỉ giao chỉ tiêu cho các huyện, thị xã là 21.454ha, diện tích này bao gồm cả diện tích do các BQL, công ty lâm nghiệp quản lý, do vậy đã dẫn đến chênh lệch số liệu 15.892,38ha so với Quyết định số 656/QĐ-UBND. Quản lý phần lớn diện tích rừng thuộc đối tượng được giao khoán bảo vệ rừng, thế nhưng năm 2022, các BQL, công ty lâm nghiệp này lại không được giao chỉ tiêu, phân bổ, giao dự toán kinh phí để thực hiện, trong khi các huyện, thị xã chỉ quản lý phần nhỏ diện tích rừng thì lại được giao, phân bổ kinh phí dẫn đến không giải ngân hết được, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Mặt khác, năm 2022, diện tích rừng tự nhiên do UBND cấp xã trực tiếp quản lý thực hiện giao khoán bảo vệ rừng, nhưng UBND các huyện, thị xã lại giao kinh phí cho phòng NN&PTNT huyện. Đến thời điểm thanh tra, vẫn chưa thực hiện việc điều chuyển kinh phí cho UBND các xã thực hiện khoán bảo vệ rừng. Năm 2023, kết quả rà soát diện tích rừng giao khoán bảo vệ tại các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Cam Lâm đều giảm hoặc không có; không có diện tích khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung. Các huyện dự kiến trả ngân sách cấp trên 2,421 tỷ đồng do không đủ điều kiện thực hiện.
Năm 2022, trên địa bàn tỉnh không thực hiện được chỉ tiêu, nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng.
Năm 2023, tiến độ thực hiện giao khoán bảo vệ rừng chậm; đến thời điểm thanh tra, các đơn vị được giao làm chủ đầu tư gồm: Các BQL RPH, UBND các xã, các công ty lâm nghiệp chưa thực hiện xong việc lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng.
Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa chưa ban hành kế hoạch thực hiện; công tác hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp tham mưu, đề xuất của Sở NN&PTNT còn hạn chế trong việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, phân bổ, giao dự toán kinh thực hiện giao khoán bảo vệ rừng.
Đoàn thanh tra xác định những tồn tại, hạn chế, thiếu sót nêu trên trách nhiệm thuộc các cơ quan, đơn vị như Sở NN&PTNT - cơ quan được UBND tỉnh phân công chủ trì hướng dẫn tổ chức thực hiện; UBND các huyện chỉ đạo tổ chức thực hiện; các đơn vị là chủ đầu tư được giao quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện dự án.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.
Trần Quý
21:00 21/11/2024(Thanh tra) - Được giao số lượng người làm việc nhiều hơn so với quy định, dẫn đến kinh phí được cấp dư gần 519 triệu đồng, tuy nhiên Hiệu trưởng Trường Mầm non Đăng Hưng Phước không kịp thời báo cáo để xử lý mà sử dụng hết…
Cảnh Nhật
19:21 21/11/2024Thu Huyền
20:19 20/11/2024Lâm Ánh
09:00 20/11/2024Cảnh Nhật
08:30 20/11/2024Trần Kiên
07:08 20/11/2024Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân