Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 1: Nhiều vi phạm trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế

Hoàng Nam

Thứ hai, 26/12/2022 - 19:07

(Thanh tra) - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Đặng Công Huẩn vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế, sinh phẩm, kIt xét nghiệm, vắc xin và thuốc phòng, chống dịch Covid - 19 tại TP Hồ Chí Minh (thời kỳ từ 01/01/2020 đến 31/12/2021).

Phó Tổng TTCP Đặng Công Huẩn vừa ký ban hành thông báo kết luận thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid - 19 tại TP Hồ Chí Minh

Báo cáo kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn từ đầu năm 2020, đặc biệt là trong năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid - 19 tại TP Hồ Chí Minh diễn biến hết sức phức tạp. Trong giai đoạn này, hàng ngày có hàng ngàn ca nhiễm bệnh, số người nhập viện và số người chết do dịch bệnh Covid - 19 cũng tăng cao, cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP để chống dịch. Đặc biệt, lực lượng cán bộ y tế của TP và cả nước tham gia tuyến đầu ngày, đêm căng mình chống dịch.

Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vật tư y tế, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, UBND TP đã kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm và thuốc phòng, chống Covid-19 tương đối kịp thời để đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị.

Do điều kiện ngân sách Nhà nước còn hạn hẹp, Đảng bộ, UBND TP, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và các địa phương trực thuộc đã tích cực vận động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, tạo nên một nguồn lực không nhỏ góp phần đẩy lùi đại dịch Covid - 19 trên địa bàn TP...

Bên cạnh những thành quả phòng, chống dịch đã đạt được, qua thanh tra công tác thực hiện mua sắm sắm trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm và thuốc phòng, chống Covid-19 còn bộc lộ một số vi phạm, thiếu sót.

Về việc xây dựng kế hoạch, dự toán mua sắm, Bệnh viện Nhi Đồng TP, Bệnh viện Trưng Vương, Bệnh viện An Bình, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Từ Dũ và một số đơn vị đã tổ chức thực hiện các gói thầu mua sắm sử dụng cả nguồn vốn ngân sách phục vụ phòng chống dịch Covid - 19 và nguồn vốn từ nguồn thu hợp pháp khác của bệnh viện (nguồn viện phí) để mua sắm vật tư y tế, nhưng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu không phân định rõ từng nguồn vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Đấu thầu năm 2013. Dẫn đến không rõ ràng, minh bạch khi quyết toán nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong công tác mua sắm để phục vụ phòng, chống dịch. Trách nhiệm thuộc về giám đốc các bệnh viện, giám đốc các đơn vị được chỉ ra qua thanh tra.

Theo TTCP, UBND TP cần chỉ đạo cơ quan chức năng thanh, kiểm tra việc quyết toán nguồn ngân sách Nhà nước đã sử dụng để mua sắm và việc quản lý, sử dụng trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm, kit xét nghiệm và thuốc phòng, chống Covid-19 để đảm bảo sử dụng đúng mục đích theo đúng quy định.

Bệnh viện TP Thủ Đức không lập kế hoạch, dự toán mua sắm theo quy định đối với gói thầu mua sắm sinh phẩm, vật tư xét nghiệm SARS - CoV - 2 tại cộng đồng và cơ sở y tế năm 2021, vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 8 Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015. Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức.

Theo TTCP, một số chủ đầu tư xác định số lượng mua sắm chưa sát với tình hình dịch bệnh, vượt nhu cầu thực tế sử dụng, dẫn đến số lượng mua sắm thực tế rất nhỏ so với số lượng được dự trù; có một số loại thuốc được mua sắm nhưng chưa sử dụng.

Bệnh viện Trưng vương có 03 gói thầu mua sắm vật tư, sinh phẩm có số lượng mua sắm thực tế chỉ đạt từ 3,7% đến 6,3% so với số lượng trúng thầu); Trung tâm Y tế TP Thủ Đức (có 01 gói thầu mua sắm test nhanh có số lượng mua sắm thực tế chỉ đạt 45% so với số lượng trúng thầu; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới có 01 gói thầu mua sắm test nhanh có số lượng mua sắm thực tế chỉ đạt 0,5% so với số lượng trúng thầu; Bệnh viện Nhi đồng 2 có 01 gói thầu mua sắm thuốc, có 24 loại thuốc không mua sắm; Bệnh viện Nhi đồng TP có 01 gói thầu không mua 39 loại thuốc và 01 gói thầu không mua 20 loại thuốc; Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp (PHCN-ĐTBNN) có 01 gói thầu không mua 21 loại thuốc và 1 gói thầu không mua 11 loại thuốc, mua 5.000 lọ thuốc Rodilar nhưng chưa sử dụng; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới mua 5.000 lọ thuốc Medozapen 1g nhưng đến ngày 31/12/2021 chưa sử dụng; Bệnh viện Nhi đồng TP mua 300 lọ hoạt chất Immunoglobulin nhưng đến ngày 31/12/2021 chưa sử dụng.

Về trình tự, thủ tục thực hiện đấu thầu, theo TTCP, qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót, vi phạm, trong đó đối với các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy trình rút gọn, tất cả các chủ đầu tư của các gói thầu được kiểm tra chưa làm đúng quy trình lựa chọn nhà thầu theo quy định về mua sắm phục vụ phòng, chống dịch Covid-19, dẫn đến kéo dài thời gian mua sắm, không đáp ứng được tính cấp bách trong công tác phòng, chống dịch bệnh Cvid- 19.

Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) và người đứng đầu 14 đơn vị mà đoàn thanh tra của TTCP đã tiến hành thanh tra trực tiếp.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

Nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam

(Thanh tra) - Qua công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và 3 công ty con, Thanh tra Bộ Tài chính phát hiện nhiều khoản đầu tư tài chính tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ, mất vốn, đồng thời kiến nghị nộp ngân sách gần 12 tỷ đồng.

Trần Quý

21:00 21/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm