Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Chính phủ họp cho ý kiến về Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi)

Phương Hiếu

Thứ năm, 04/11/2021 - 17:08

(Thanh tra) - Chiều ngày 3/11, tại trụ sở Thanh tra Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi).

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: LP

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cho biết, trong quá trình thực hiện, Ban Soạn thảo đã quá triệt và cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác thanh tra, phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước, góp phần xây dựng Nhà nước kiến tạo, Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ.

Luật Thanh tra mới sẽ tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra trên cơ sở tinh thần của Nghị quyết 18/NQ- TW ngày 25/7/2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Bên cạnh đó, thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 phù hợp với chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, góp phần kiểm soát quyền lực Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Đáp ứng yêu cầu đồng bộ với cải cách tư pháp, với đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra của Đảng; làm rõ và tăng cường trách nhiệm, thẩm quyền của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước, đặc biệt là thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc lãnh đạo công tác thanh tra, xử lý các vấn đề phát sinh được phát hiện qua hoạt động thanh tra, tổ chức thực hiện kết luận thanh tra.

Đồng thời, tập trung làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan thanh tra; phối hợp với các chức năng của cơ quan thanh tra trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Đặc biệt là kết hợp chức năng thanh tra với phòng, chống tham nhũng; giữa giải quyết khiếu nại, tố cáo với tiếp công dân nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước…

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm cũng cho biết, Luật Thanh tra được sửa đổi trên cơ sở tổng kết thực tiễn tổ chức và hoạt động thanh tra; kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật Thanh tra; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân, Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập đã hoàn thiện dự thảo luật, tờ trình và các tài liệu có liên quan và gửi hồ sơ Dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Thanh tra Chính phủ đã tiếp thu và giải trình các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp.

Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: LP

Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) gồm 9 chương và 133 điều với 5 điểm mới so với Luật Thanh tra, trong đó đề cao trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác thanh tra; sắp xếp các cơ quan thanh tra theo hướng linh hoạt, đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành và địa phương; thống nhất về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, giữa thanh tra và kiểm toán; giữa thanh tra và kiểm tra; quy định cụ thể về giám sát hoạt động thanh tra và thẩm định dự thảo kết luận thanh tra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của cuộc thanh tra; luật hóa để nâng cao giá trị pháp lý nhiều quy định của văn bản dưới luật liên quan đến hoạt động thanh tra.

Tại buổi làm việc, đại diện lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị đề nghị làm rõ thêm về việc phân cấp trong hoạt động thanh tra; về thời gian thanh tra; hoạt động của ban tiếp công dân, thanh tra nhân dân hay quy trình tiến hành cuộc thanh tra…

Sau khi nghe các ý kiến góp ý tại cuộc họp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong yêu cầu Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập tiếp thu ý kiến góp ý có cơ sở, chỉnh sửa cách hành văn trong văn bản, dùng câu, chữ đơn giản, dễ hiểu.

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cũng đề nghị các cục, vụ, đơn vị, ngoài các ý kiến tham gia tại cuộc họp, còn có ý kiến khác góp ý đối với nội dung Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) có thể gửi Vụ Pháp chế bằng văn bản hoặc chỉnh sửa trực tiếp trên dự thảo.

"Có thể nói, Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) đã cơ bản đáp ứng đúng mục đích sửa đổi Luật Thanh tra là để thể chế hóa quan điểm của Đảng, Hiến pháp 2013 về công tác thanh tra và Chiến lược Phát triển ngành thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 về tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay", Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong khẳng định.

Cũng theo Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong, sau nhiều lần tiếp thu chỉnh sửa, đến nay Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) còn một số điểm còn có ý kiến khác nhau cần được làm rõ. Tổng Thanh tra yêu cầu Ban Soạn thảo, Tổ Biên tập nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật cũng như xem xét chức năng, quyền hạn, thẩm quyền của cơ quan thanh tra; tiếp thu các ý kiến góp ý để chỉnh sửa Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) bảo đảm đáp ứng đúng mục đích và khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thanh tra hiện nay, tạo cơ sở pháp lý cho quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm