Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 05/05/2015 - 13:10
(Thanh tra)- Trong công tác tổ chức và cán bộ, lãnh đạo ngành Thanh tra thường xuyên quan tâm và coi trọng công tác xây dựng ngành, xây dựng lực lượng, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức xác định rõ nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, tận tuỵ trong công việc; tổ chức học tập nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương gắn với việc học tập, phát động cán bộ công chức làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh tặng Bằng khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ảnh: Phương Hiếu
Ban Cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ (TTCP) chủ trương đổi mới công tác thanh tra gắn với đổi mới công tác tổ chức cán bộ, lấy đổi mới tổ chức làm trọng tâm và đổi mới công tác cán bộ làm đột phá từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
Để từng bước nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ngành Thanh tra, Chính phủ cùng với TTCP và Bộ Nội vụ đã ban hành các quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra, quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành Thanh tra, xây dựng đề án thành lập Học viện Thanh tra nhằm đào tạo đội ngũ thanh tra viên chuyên nghiệp.
Bên cạnh đó, ngay từ năm 2006 - 2007, công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ của TTCP và thanh tra bộ, ngành, địa phương cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. TTCP xây dựng nhiều quy chế, quy định (về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các vụ, đơn vị sự nghiệp; về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, tiếp nhận, tuyển dụng, điều động, luân chuyển, biệt phái, nhận xét, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; về công tác bảo vệ chính trị nội bộ cơ quan); xây dựng Đề án kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy TTCP và trình Chính phủ Dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của TTCP; tiếp tục chủ trương đổi mới công tác cán bộ theo chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng và Tổng Thanh tra nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra có đức, có tài, có chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, ngành Thanh tra đã làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo nguồn cán bộ kế cận để có định hướng đào tạo, bồi dưỡng.
Cũng từ thời gian này, công tác cán bộ của ngành Thanh tra được thực hiện ráo riết với nhiều giải pháp như kiểm điểm đánh giá cán bộ, quy hoạch cán bộ, đổi mới công tác tuyển dụng và bước đầu đổi mới cơ cấu cán bộ.
Bên cạnh đó, lãnh đạo ngành Thanh tra thường xuyên quan tâm và coi trọng công tác xây dựng ngành, xây dựng lực lượng, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, động viên cán bộ, công chức, viên chức xác định rõ nhiệm vụ, khắc phục khó khăn, tận tuỵ trong công việc; tổ chức học tập nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương gắn với việc học tập, phát động cán bộ công chức làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ban Cán sự Đảng TTCP đã chủ trương đổi mới công tác thanh tra gắn với đổi mới công tác tổ chức cán bộ, lấy đổi mới tổ chức làm trọng tâm, đổi mới công tác cán bộ làm đột phá; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, nhằm đáp ứng nhu cầu bổ nhiệm thanh tra viên và chuẩn hoá cán bộ của ngành Thanh tra. TTCP đã xây dựng nhiều đề án, qui chế, qui định về công tác tổ chức cán bộ; thực hiện tốt công tác qui hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát nội bộ. Công tác đào tạo cán bộ được tiến hành theo phương thức đa dạng hoá loại hình đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và yêu cầu chuẩn hoá, bổ nhiệm các chức danh thanh tra cho đội ngũ cán bộ thanh tra toàn ngành.
Lãnh đạo ngành Thanh tra thường xuyên quan tâm và coi trọng công tác xây dựng lực lượng, tiếp tục chỉ đạo ngành Thanh tra đổi mới công tác tổ chức cán bộ, lấy đổi mới tổ chức làm trọng tâm, đổi mới công tác cán bộ làm khâu đột phá; từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Ngành Thanh tra thực hiện tốt công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, quy hoạch cán bộ; quan tâm đặc biệt đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát nội bộ; quan tâm giải quyết chính sách cán bộ thanh tra và tăng thu nhập cho cán bộ thanh tra.
Nhìn chung, công tác tổ chức, cán bộ tiếp tục có chuyển biến tích cực, đội ngũ cán bộ thanh tra ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, công tác qui hoạch cán bộ còn chưa kịp thời; thực trạng đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều cơ quan thanh tra còn thiếu cán bộ, chất lượng cán bộ còn thấp; việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong một số lĩnh vực chưa đáp ứng nhu cầu; số cán bộ, công chức trong ngành chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản còn nhiều.
Tính đến cuối năm 2014, toàn ngành Thanh tra có trên 20 nghìn cán bộ, công chức. Riêng TTCP có 645 người, khối hành chính 480 người, sự nghiệp 165 người. Kết quả phân loại cán bộ, công chức, viên chức năm 2014 có 35% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 58% hoàn thành tốt nhiệm vụ…
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trao đổi nghiệp vụ, thực hiện Quyết định số 212/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến 2010, trong đó Thủ tướng Chính phủ giao TTCP chủ trì Đề án 3 “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, nhân dân ở xã, phường, thị trấn”.
Một số cơ quan của ngành Thanh tra có vai trò quan trọng, thực hiện chức năng này về mặt lý luận, cụ thể là Báo Thanh tra và Tạp chí Thanh tra.
Báo Thanh tra đã đăng tải hàng vạn tin, bài về hoạt động của ngành. Ngoài nhiệm vụ trọng tâm là bám sát tình hình chính trị của ngành, là diễn đàn, là cơ quan ngôn luận của TTCP và toàn ngành Thanh tra, Báo Thanh tra còn là diễn đàn của xã hội để người dân có thể bàn về những vấn đề có liên quan đến quản lý Nhà nước và hoạt động thanh tra.
Cùng với Báo Thanh tra, Tạp chí Thanh tra cũng góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả công tác thanh tra kinh tế - xã hội và là diễn đàn khoa học, nhịp cầu giao lưu, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trong ngành.
Kỳ VIII: Đẩy mạnh công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế
Phương Hiếu (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình