Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 27/04/2015 - 09:42
(Thanh tra)- Bên cạnh việc thực hiện công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC), công tác xây dựng thể chế cũng được ngành Thanh tra thực hiện nghiêm và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong suốt quá trình thực hiện, ngành Thanh tra luôn bám sát các quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, là cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác tổ chức cũng như hoạt động của ngành đạt hiệu quả.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, từ năm 2006, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật KN,TC và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật KN,TC. Bên cạnh đó, hoàn thành việc soạn thảo và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra; Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận, doanh nghiệp, hiệp hội, báo chí trong PCTN và Đề án Đổi mới công tác tiếp dân.
Các dự án khác được nghiên cứu, soạn thảo theo chương trình xây dựng Luật của Quốc hội, Chính phủ giao như Luật KN và giải quyết KN; Luật TC và giải quyết TC; Luật Thanh tra; Đề án Tài phán hành chính.
Ngoài việc xây dựng các dự án luật, nghị định theo kế hoạch được giao, TTCP đã chủ động nghiên cứu xây dựng và ban hành một số quy chế nhằm cụ thể hóa các quy định của Luật Thanh tra, Luật PCTN và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như: Quy chế Làm việc của TTCP, Quy chế Chi tiêu nội bộ, Quy chế Đoàn thanh tra.
Một số quy chế khác như: Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo trong ngành Thanh tra, Quy tắc Ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức ngành Thanh tra; Quy chế về việc lập, quản lý hồ sơ thanh tra, giải quyết KN,TC, Quy định về việc công khai các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, giải quyết KN,TC... cũng được khẩn trương nghiên cứu, xây dựng để ban hành, làm cơ sở thực hiện thống nhất và có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của toàn ngành.
Dù đã có nhiều cố gắng, hoàn thành được nhiều văn bản, nhưng công tác xây dựng thể chế năm 2006 vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang đặt ra về tổ chức, hoạt động thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động của TTCP và toàn ngành, năm 2007, lãnh đạo ngành Thanh tra đã quan tâm chỉ đạo công tác xây dựng thể chế một cách sát thực và chặt chẽ, kết quả đã triển khai xây dựng Luật KN và giải quyết KN; Luật TC và giải quyết TC; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN; đã ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTN.
Ngoài ra, ngành Thanh tra còn xây dựng và trình Chính phủ ban hành 4 nghị định: Nghị định về minh bạch tài sản, thu nhập; Nghị định về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN; Nghị định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra; Nghị định về lập, quản lý và sử dụng kinh phí nghiệp vụ thanh tra (sửa đổi, bổ sung Điều 48 Nghị định số 41/2005/NĐ-CP); trình Chính phủ Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của TTCP và soạn thảo Nghị định quy định các biện pháp đảm bảo thực hiện kết luận, kiến nghị về thanh tra và các nghị định hướng dẫn thi hành luật.
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng và ban hành Thông tư Hướng dẫn thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, Thông tư liên tịch hướng dẫn việc xác định cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người ứng cử đại biểu Quốc hội, phục vụ kịp thời cho công tác bầu cử Quốc hội Khóa XII. Xây dựng các Đề án: Tài phán hành chính; Chiến lược PCTN ở Việt Nam đến năm 2020; đưa nội dung PCTN vào hệ thống giáo dục; kiện toàn tổ chức, cán bộ thanh tra bộ, ngành, địa phương; đổi mới tổ chức, cán bộ cơ quan TTCP; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành Thanh tra; xây dựng cơ sở dữ liệu chung về PCTN…
Đến năm 2008, công tác xây dựng thể chế được triển khai đồng bộ. Nhiều văn bản đã được triển khai nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo cơ chế vận hành trong công tác thanh tra, giải quyết KN,TC và PCTN cũng như xây dựng lực lượng của ngành.
Tuy nhiên, tiến độ xây dựng các văn bản còn chậm, chất lượng chưa cao, chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn và sự chỉ đạo của lãnh đạo ngành Thanh tra. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình nghiên cứu, soạn thảo văn bản gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; phạm vi, nội dung điều chỉnh còn nhiều vấn đề phức tạp, quan điểm giữa các ngành chức năng còn thiếu thống nhất, trình độ, năng lực cán bộ nghiên cứu chưa đáp ứng được yêu cầu…
Tiếp đó, năm 2009, 2010, TTCP tham mưu trình Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia về PCTN đến năm 2020; giúp Chính phủ trình Chủ tịch Nước phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng; trình Chính phủ ban hành Đề án “Đưa nội dung PCTN vào giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”; tập trung nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thanh tra, Luật KN, Luật TC, Đề án Tài phán hành chính, Đề án Đổi mới công tác tiếp dân, Nghị định về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; trình Quốc hội thông qua Luật Thanh tra (sửa đổi); hoàn thiện Luật KN, Luật TC…
Nhìn chung, công tác xây dựng thể chế giai đoạn 2006 - 2010 của ngành Thanh tra luôn bám sát các quan điểm, chủ trương cũng như đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đáp ứng các yêu cầu quản lý Nhà nước và đảm bảo đầy đủ, rõ ràng, dễ áp dụng và luôn là cơ sở pháp lý cho việc triển khai công tác tổ chức cũng như các hoạt động của toàn ngành đạt hiệu quả.
Giai đoạn từ 2011 đến nay, TTCP đã trình Quốc hội thông qua 4 luật; trình Chính phủ ban hành 13 nghị định, 1 chương trình hành động; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định, 2 chỉ thị, 2 đề án. Hiện đang hoàn thiện Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và các đề án Chính phủ giao. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ công tác ngành Thanh tra. Quá trình xây dựng thể chế, TTCP đã chu trọng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên, tiến độ một số văn bản vẫn còn chậm, chất lượng còn hạn chế nhất định.
Kỳ VII: Đổi mới công tác thanh tra gắn với công tác tổ chức cán bộ
Phương Hiếu (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Năm 2024, Thanh tra thành phố Hải Phòng đã thực hiện tốt công tác thẩm định dự thảo kết luận thanh tra cũng là một trong những phương thức thực hiện kiểm soát quyền lực Nhà nước trong hoạt động thanh tra.
Kim Thành
08:57 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 11/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã ký Quyết định số 2984/QĐ-UBND ban hành kế hoạch công tác thanh tra năm 2025.
Lâm Ánh
19:36 12/12/2024Lâm Ánh
19:25 12/12/2024Thái Hải
19:15 12/12/2024Thái Hải
18:25 12/12/2024Cảnh Nhật
13:23 12/12/2024CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh