Theo dõi Báo Thanh tra trên
Cao Sơn
Thứ sáu, 13/12/2024 - 08:06
(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Ngoài xe buýt, tàu điện là phương tiện VTHKCC được nhiều người dân hưởng ứng
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) trên địa bàn Thủ đô đang ngày càng được hoàn thiện, với 153 tuyến buýt bao phủ khắp quận, huyện. Những năm gần đây, hệ thống vận tải công cộng ngày càng được chú trọng, liên tục mở rộng mang lưới, đầu tư đổi mới nâng cao chất lượng phương tiện. Cùng với đó, các ứng dụng công nghệ hiện đại cũng đã được áp dung vào quản lý, điều hành, giúp người dân tiếp cận dịch vụ vận tải hành khách công cộng dễ dàng hơn.
Hiện, Hà Nội có 2 tuyến tàu điện đường sắt đô thị là Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - ga Hà Nội, 2 tuyến này được kết nối với nhau bằng các phương tiện công cộng như: xe buýt, xe đạp công cộng… phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách. Tuy nhiên, sản lượng hành khách vẫn chưa được như kỳ vọng.
Khi càng nhiều loại hình vận tải cỡ lớn được đưa vào khai thác, vai trò của xe buýt không những không mất đi mà còn trở nên quan trọng hơn, đòi hỏi năng lực, chất lượng cao hơn, hướng đến hai mục tiêu “phục vụ tốt Nhân dân và thân thiện với môi trường”. Do vậy, việc đa dạng hóa loại hình xe buýt đang là mục tiêu mà Thủ đô Hà Nội đặt ra nhằm thu hút người dân sử dụng phương tiện công cộng để đi lại, giải quyết vấn đề ùn tắc, ô nhiễm môi trường.
Hơn 20 năm trước, xe buýt Hà Nội đã có bước ngoặt lớn thứ nhất khi thay thế hoàn toàn nhóm phương tiện cũ bằng xe buýt hiện đại, nhiều tiện ích, nâng cao rõ rệt chất lượng phục vụ, chiếm được lòng tin của hành khách, thu hút đông đảo người dân chuyển đổi từ xe cá nhân sang sử dụng VTHKCC. Đến nay, trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng dịch vụ cũng như các tiêu chí bảo vệ môi trường, xe buýt Hà Nội chuẩn bị cho bước ngoặt thứ hai, chuyển đổi mạnh mẽ cả về chất và lượng.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải. Đối với Hà Nội, Chương trình đã đề ra lộ trình cụ thể: giai đoạn 2025 - 2030, toàn bộ xe buýt được đầu tư mới hoặc thay thế xe cũ phải sử dụng năng lượng xanh; thị phần của vận tải công cộng tại Hà Nội phải đạt từ 45 - 50%. Đến năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; đến năm 2050, 100% xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh.
Trên thực tế, Hà Nội đã đưa nhiều tuyến buýt sử dụng xe chạy điện, khí CNG vào hoạt động trong thời gian qua và nhận được phản hồi rất tích cực từ phía người dân. Không chỉ giảm phát thải, góp phần bảo vệ môi trường, xe buýt “sạch” còn rất được hành khách ưa chuộng vì văn minh, hiện đại, dễ chịu hơn.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chủ trương xây dựng mạng lưới xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch được các doanh nghiệp vận tải rất ủng hộ nhưng điều quan trọng là hành lang chính sách, pháp lý cho loại hình này phải được hoàn thiện trước khi doanh nghiêp bỏ tiền đầu tư. Muốn xe buýt bứt phá trong bối cảnh phức tạp, khó khăn như hiện nay, Hà Nội cần đưa ra một kịch bản với những mục tiêu, thời hạn rõ ràng. Từ đó tập trung thực hiện, từng bước đưa xe buýt lên vị thế mới, xứng đáng là loại hình thay thế phương tiện cá nhân.
Ông Phạm Đình Tiến, Trưởng phòng Kế hoạch - Vận hành, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội cho biết: “Việc thu hút hành khách sử dụng dịch vụ vận tải công cộng là xe buýt và đường sắt đô thị, các cơ quan quản lý nhà nước đã nhận định được vấn đề và có giải pháp trung và dài hạn”.
Theo ông Phạm Đình Tiến, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông TP Hà Nội đã có những điều chỉnh mạng lưới, phương tiện kết nối các ga tàu điện đồng thời mở rộng vùng phục vụ như điều chỉnh tuyến 20A từ Nhổn mở rộng ra Sơn Tây, mở rộng ra phía Nam như Chương Mỹ, sang Sóc Sơn, với phương phương tiện lớn hơn để đưa hành khách tiếp cận đường sắt đô thị dễ dàng hơn.
Ông Vũ Hồng Trường, TGĐ Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội khẳng định, đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động có nhiều kết quả, chứng minh thực tế rằng đường sắt đô thị là phương tiện tương lai của các đô thị lớn, thủ đô, là xu hướng chung của thế giới, có nhiều tính ưu việt. Còn xe buýt có tính ưu việt là điều chỉnh linh hoạt lộ trình tuyến, đó là điều mà đường sắt đô thị không làm được.
Với đường sắt đô thị, ông Trường cho rằng nên phấn đấu trở thành phương tiện yêu thích của người dân, không chỉ vì tính tiện lợi, an toàn, thời gian mà quan trọng là phương tiện xanh, góp phần bảo vệ thủ đô xanh sạch đẹp, tiến tới phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Từ đó, khai triển ra giải pháp luồng tuyến, phương tiện, quản lý điều hành, giám sát, cơ chế chính sách, tuyên truyền…
Đối với xe buýt ông Vũ Hồng Trường chỉ ra phương tiện này có hai ưu điểm là tính linh hoạt luồng tuyến, đa dạng hóa hình thức phục vụ rất cần phát huy. Những nước phát triển, họ dùng xe buýt linh hoạt. Vào giờ cao điểm, họ dùng xe buýt lớn còn giờ bình thường họ sẽ dùng xe buýt nhỏ, thông qua ứng dụng, để đón khách.
“Đối với phương tiện vận tải công cộng, không có phương tiện nào ra đời triệt tiêu phương tiện khác. Các phương tiện vận tải công cộng là một gia đình nếu phối hợp với nhau thì sẽ giúp cả hệ thống cùng khỏe” - ông Vũ Hồng Trường nhấn mạnh.
Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh cho biết, mức giá trung bình của một xe buýt điện khoảng 7 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với xe buýt trung bình và gấp 3,2 lần so với xe buýt lớn. Mức giá này cũng cao gấp 2,3 lần xe buýt CNG trung bình và 3,2 lần xe buýt CNG. Như vậy, việc chuyển đổi xe buýt năng lượng sạch cũng sẽ đặt ra bài toán khó trong việc xây dựng được phương án tính khấu hao phương tiện. Ngoài ra, áp lực về chi phí đầu tư cho các DN vận tải là rất lớn.
Vị chuyên gia này cho rằng, cần lựa chọn, xác định cơ cấu tỷ lệ hợp lý giữa xe buýt sử dụng điện và xe buýt sử dụng năng lượng xanh bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở hạ tầng và khả năng cung cấp nguồn điện, nguồn năng lượng xanh theo các giai đoạn. “Việc chuyển đổi với các tuyến buýt đang khai thác cần thực hiện theo lộ trình. Trong đó ưu tiên trước cho các tuyến có phạm vi hoạt động trong khu vực đô thị trung tâm, nội đô lịch sử và các tuyến kết nối với đầu mối giao thông lớn nhà ga, bến xe, sân bay hay những tuyến xe buýt mở mới” - chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Tuấn Linh chia sẻ thêm.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024(Thanh tra) - “Hộp quà bất ngờ” của Vinamilk đã xuất hiện tại Trường Mầm non Sinh Long huyện miền núi Na Hang, Tuyên Quang vào một ngày trời trở rét. Đây là một hoạt động nằm trong chương trình Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam 2024, với hơn 8.000 hộp sữa cùng hàng trăm món quà ấm áp đã được gửi đến các em nhỏ và các cô giáo.
Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành
Cao Sơn
Trần Kiên
Bùi Bình
Hải Hà