Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ cuối: Bảo vệ cái đúng, đấu tranh cái sai và biết vượt qua cám dỗ

Thứ ba, 26/05/2015 - 07:55

(Thanh tra)- Có thể nói, ngành Thanh tra như nhiều ngành, lĩnh vực khác của Việt Nam, năm 2015 vừa tròn 70 năm tuổi. Với 16 vị lãnh đạo qua các thời kỳ, ngành Thanh tra đã phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức, bộ máy cũng như hoạt động chuyên môn.

Qua nhiều thời kỳ, giai đoạn nhưng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn kể cả địa vị pháp lý của các cơ quan thanh tra đều được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu kinh tế xã hội cũng như yêu cầu quản lý đất nước, quản lý xã hội. Song có thể tựu chung là mục tiêu của hoạt động thanh tra là nhất quán, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ việc thực thi pháp luật góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Kết quả cụ thể trên từng lĩnh vực, trong những năm gần đây, xét về đội ngũ cán bộ đã trưởng thành, nhiều cả về chất và lượng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ được chú trọng do vậy, năng lực phát hiện hành vi vi phạm, năng lực phát hiện sơ hở, khiếm khuyết chính sách nhanh nhạy. Đây là 1 trong những yếu tố quan trọng giúp việc phát hiện vi phạm được tính bằng tiền ngày càng nhiều.

Trong công tác thanh tra, ngành Thanh tra đã phát hiện và kiến nghị sửa đổi được nhiều vi phạm, góp phần ngăn ngừa tiêu cực, góp phần thúc đẩy, chấn chỉnh sự phát triển của xã hội. Đã triển khai các cuộc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, có bài bản và hiệu quả hơn và có sự phối hợp giữa các ngành tương đối nhịp nhàng và hiệu quả.

Công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) của công dân đã giải quyết được nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài góp phần làm ổn định tình hình chính trị xã hội; công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cũng có những chuyển biến tích cực, với chức năng và nhiệm vụ của mình, đã quan tâm thực hiện cả trong việc xây dựng thể chể, cơ chế và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; công tác xây dựng ngành, xây dựng nội bộ cũng được chú trọng thực hiện.

Cùng với việc hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về tiếp dân, giải quyết KN,TC, các cơ quan thanh tra vừa tham mưu, vừa góp phần giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các KN,TC của công dân, bảo đảm cho phát huy dân chủ, khắc phục hạn chế yếu kém của các cơ quan Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, cũng như lợi ích hợp pháp của các cơ quan tổ chức. Trong công tác PCTN, ngành Thanh tra đã tham mưu đề xuất hoàn thiện cơ chế chính sách về phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng đối với các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. Từ 2011 đến nay, số vụ việc ngành Thanh tra chuyển cơ quan điều tra càng nhiều, số vụ việc thụ lý cao hơn.

Trong lĩnh vực hội nhập quốc tế về PCTN, từ năm 2003 đến nay, hội nhập quốc tế được thể hiện trên cả diễn đàn đa phương, song phương và thông qua các chương trình dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế, thông qua các chương trình khảo sát học tập kinh nghiệm đã đạt được những kết quả khả quan. Điều đáng nói, nếu như trước đây, hội nhập quốc tế chỉ để lắng nghe, tham khảo thì nay đã định hình thành luật chơi. Việt Nam đã tham gia sòng phẳng trên tất cả các diễn đàn và được đánh giá có hệ thống pháp luật về PCTN nhũng tương đối tốt.

Về xây dựng ngành, những năm qua, ngành Thanh tra được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm tăng cường cả về biên chế, tổ chức, nhiều cán bộ có năng lực, chất lượng được tăng cường để làm tốt công tác thanh tra.

Thành tựu có được như ngày nay phải dựa vào nền tảng 70 năm phát triển của ngành. Lớp lớp cán bộ ngày nay và những thế hệ sau phải thấy và gìn giữ và phát huy thành quả chung mà nhiều thế hệ đã dày công vun đắp.

Ôn lại 70 năm để phát huy những truyền thống tốt đẹp, những thành tựu đạt được, đồng thời phải thấy trước được những khó khăn thách thức đối với ngành Thanh tra trong tình hình hiện nay như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói trong lần tới thăm và làm việc với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ: "Công tác thanh tra rất quan trọng, góp phần hoàn thiện thể chế, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển giúp xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch vững mạnh, nhưng cũng là 1 công tác hết sức khó khăn, rất phức tạp vì đụng chạm đến con người, cơ chế chính sách. Do vậy, cần phải bảo đảm tuân thủ pháp luật, vừa phát huy ưu điểm cũng như phát hiện sơ hở yếu kém”.

Làm thanh tra rất khó, khó trong việc đánh giá cái nào là cái mới, sáng tạo, "vượt rào". Song, nếu "vượt rào" vì mục tiêu chung thì tốt còn vì lợi ích cục bộ, địa phương thì lại là điều tối kị. Cho nên làm công tác thanh tra đã khó, đi thanh tra lại càng khó hơn. Khó ở chỗ được phong anh hùng cũng được vì dám làm, dám chịu trách nhiệm, mang lại hiệu quả tốt, nhưng bảo là tội đồ cũng được vì vi phạm quy định, không đúng không chuẩn. Song, họ đã vượt qua những cái thông thường để đạt hiệu quả cao hơn. Nói chung làm công tác thanh tra tựu chung nó khác ở chỗ không chỉ đơn thuần đánh giá việc tuân thủ pháp luật mà còn phải đánh giá tính hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt, phải biết bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai và biết vượt qua cám dỗ. Đó là thách thức cho những người làm công tác thanh tra.

Để làm được những điều này, đòi hỏi người cán bộ thanh tra ngoài bản lĩnh thì tầm trí tuệ phải cao. Bản lĩnh ở đây phải thể hiện ở cả 2 khía cạnh, bảo đảm cái đúng, tuân thủ pháp luật, phải có bản lĩnh bảo vệ cái đúng, đấu tranh với cái sai. Thứ 2 là trong cơ chế thị trường hiện nay, người cán bộ thanh tra phải có bản lĩnh vượt qua các cám dỗ, biết bảo vệ cái đúng, cái mới đáp ứng được yêu cầu, kỳ vọng của xã hội. Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: “Người làm công tác thanh tra phải thanh sạch, có bản lĩnh, dám đương đầu, dám hy sinh vì lợi ích của đảng, lợi ích của dân tộc...”.

Đứng trước yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đề nghị ngành Thanh tra cần nhận thức sâu sắc hơn nữa, phát huy ưu điểm, kết quả đạt được, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế trong thời gian qua, phấn đấu nâng cao vai trò thanh tra, thực hiện tốt hơn nữa chức năng của mình để thực sự xứng đáng là công cụ sắc bén trong việc phát hiện tiêu cực, vi phạm tham nhũng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đặc biệt, không thể chủ quan.

Nhìn lại lịch sử nhưng phải hướng tới tương lai. Trách nhiệm của thế hệ cán bộ thanh tra ngày nay rất nặng nề trên tất cả các lĩnh vực, nhất là trong điều kiện tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh cải cách và thực hiện Hiến pháp 2013, đội ngũ cán bộ Nhà nước ngoài bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân còn phải bảo vệ quyền và lợi ích của con người. Đứng trước yêu cầu đó, hoạt động thanh tra rất quan trọng nhưng nhiều khó khăn, thách thức nên cần phải có bản lĩnh để vượt qua.

Tiếp nối truyền thống 70 năm qua, ngành Thanh tra sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn trong thời gian tới để xứng đáng với niềm tin của Đảng và nhân dân gửi gắm như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Ngành Thanh tra đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng thưởng nhiều huân chương cao quý, song tấm huân chương trong lòng dân, niềm tin của Đảng mới quan trọng. Trong tình hình hiện nay, yêu cầu đối với ngành Thanh tra rất nặng nề. Do vậy, cần phải có niềm tin cùng sự quan tâm ủng hộ của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự ủng hộ cả các cơ quan đoàn thể và cả hệ thống chính trị, chắc chắn ngành Thanh tra sẽ có những bước tiến vượt bậc”.

Phương Hiếu (Ghi)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

Thanh Hoá: Phát hiện, xử lý tham nhũng trong nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị

(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…

Hương Trà

07:00 14/12/2024
Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

Phát hiện 31 trường hợp vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng

(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).

Lâm Ánh

06:30 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm