Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 19/05/2015 - 09:27
(Thanh tra) - Pháp lệnh Chống tham nhũng (CTN) được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/2/1998 và Pháp lệnh Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh CTN ngày 28/4/2000 là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác phòng ngừa, đấu tranh CTN.
Đối thoại PCTN lần thứ 12, năm 2013
Các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ, việc tham nhũng, thu hồi một số lượng lớn tiền, tài sản cho Nhà nước và nhân dân.
Tuy nhiên, Pháp lệnh CTN còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng ngừa, CTN hiện nay.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện hành về CTN chưa đáp ứng với yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế, chưa phù hợp với tinh thần và nội dung của Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về CTN mà Việt Nam ký kết năm 2003; Chương trình CTN khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và sáng kiến CTN trong khuôn khổ APEC mà Việt Nam tham gia năm 2004.
Do vậy, ngày 29/11/2005, Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/6/2006 nhằm khắc phục những hạn chế của Pháp lệnh CTN hiện hành, đồng thời thể hiện quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh CTN.
Sau khi Luật PCTN có hiệu lực, ngày 31/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định thành lập Cục CTN thuộc Thanh tra Chính phủ (TTCP) giúp Tổng Thanh tra quản lý Nhà nước về công tác PCTN; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra CTN theo thẩm quyền của TTCP.
Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác PCTN trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ đã giao TTCP chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTN, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan xây dựng Dự thảo Chiến lược quốc gia về PCTN đến năm 2020.
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, tham nhũng đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới các quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng ngày một nặng nề đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Thực tiễn của hoạt động PCTN trên bình diện quốc tế đòi hỏi thiết lập một công cụ pháp lý toàn diện, đồng bộ, có hiệu lực pháp lý trên toàn cầu. Do vậy, Đại hội đồng LHQ đã ban hành nghị quyết xây dựng Công ước LHQ về PCTN.
TTCP đã ký thỏa thuận đồng tài trợ và các hiệp định tài trợ song phương về việc thực hiện Chương trình "Tăng cường năng lực tổng thể ngành Thanh tra giai đoạn 2009 - 2014" (POSCIS) với mục tiêu là xây dựng ngành Thanh tra hiện đại, chuyên nghiệp, trong sạch, vững mạnh, chuẩn mực về đạo đức có đầy đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và PCTN.
Ngày 21/10/2009, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề cương Chi tiết Dự án “Tăng cường năng lực của TTCP và Chính phủ Việt Nam trong công tác theo dõi, báo cáo về thực trạng tham nhũng và PCTN (theo yêu cầu của Công ước LHQ về CTN)”.
Năm 2010, công tác PCTN tập trung vào việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN; triển khai thực hiện Đề án “Đưa nội dung PCTN vào giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng”; hướng dẫn, tổ chức thực hiện tốt Chiến lược Quốc gia về PCTN Công ước của LHQ về CTN.
Lãnh đạo ngành Thanh tra chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kiện toàn và tăng cường phối hợp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các đơn vị chuyên trách về PCTN xây dựng cơ chế phối hợp, cơ chế bảo vệ người có thành tích trong công tác PCTN.
Bên cạnh việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về PCTN, ngành Thanh tra đã tổ chức nhiều hoạt động như tập huấn, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về PCTN cho thanh tra các bộ, ngành và địa phương; tổ chức Hội thảo “Đánh giá những tiến triển về PCTN trong lĩnh vực y tế sau kỳ Đối thoại lần thứ 6”; phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức thành công “Đối thoại về PCTN lần thứ 7 năm 2010 trong lĩnh vực giáo dục”…
Việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về công tác đối ngoại, tuân thủ các quy định của Nhà nước, xuất phát từ nhu cầu hợp tác của các quốc gia để cùng phát triển. Chính phủ đã chỉ đạo TTCP làm đầu mối quốc gia để phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan hữu quan triển khai thực hiện, từng bước hoàn thiện các quy định của pháp luật về PCTN đáp ứng yêu cầu thực thi Công ước và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
TTCP đã cử các đoàn đến thăm, nghiên cứu, học tập và trao đổi kinh nghiệm về thanh, kiểm tra, giám sát và PCTN tại Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Campuchia, Lào, Indonesia, Singapore, Đức… thông qua các hoạt động này đã góp phần củng cố mối quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa cơ quan thanh tra các nước.
Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị liên quan tích cực chủ động phối hợp với các nhà tài trợ triển khai tổ chức Đối thoại PCTN; TTCP phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình Sáng kiến PCTN Việt Nam 2013 (VACI), phát hành kỷ yếu Ngày Sáng tạo Việt Nam (VID 2009, VACI 2011, 2013).
Dưới sự lãnh đạo của Ban Chỉ đạo TƯ về PCTN, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác PCTN những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác cải cách thủ tục hành chính được triển khai quyết liệt nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng giảm thời gian làm thủ tục. Công tác tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo về tham nhũng của công dân được các cơ quan chức năng thực hiện đúng quy định. Hoạt động hợp tác quốc tế về PCTN không ngừng được củng cố và tăng cường.
Tuy nhiên, công tác PCTN vẫn còn có những hạn chế, trong đó việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế. Việc phát hiện hành vi tham nhũng của cơ quan, tổ chức, đơn vị còn yếu. Việc thanh, kiểm tra phát hiện, xử lý tham nhũng kết quả còn hạn chế, tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp, chưa tương xứng với thực trạng vi phạm.
Kỳ cuối: Bảo vệ cái đúng, đấu tranh cái sai và biết vượt qua cám dỗ
Phương Hiếu (Ghi)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực đất đai còn nhiều sai sót, chậm được xử lý; việc công khai, minh bạch trong quy hoạch, bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, trong thực hiện quản lý, điều hành một số lĩnh vực còn chưa đầy đủ; công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, tố cáo…
Hương Trà
07:00 14/12/2024(Thanh tra) - Trong năm 2024, qua công tác xác minh, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa đã ban hành kết luận đối với 57 trường hợp (1 trường hợp không tiến hành xác minh do đã xin nghỉ việc), trong đó có 7 trường hợp kê khai tài sản, thu nhập (TSTN) đúng và đầy đủ, 19 trường hợp có thiếu sót trong việc kê khai TSTN, 31 trường hợp vi phạm Điều 33 và Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng (có 1 trường hợp xử lý theo Điều 51 Luật Phòng, chống tham nhũng).
Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Thu Huyền
06:00 14/12/2024Phương Anh
19:11 13/12/2024Thái Hải
16:35 13/12/2024Lâm Ánh
16:32 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền