Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tọa đàm khoa học “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"

Thái Hải

Thứ sáu, 24/02/2023 - 22:06

(Thanh tra) - Ngày 24/2, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (CL&KHTT) tổ chức tọa đàm sinh hoạt khoa học với chủ đề “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII”. Chủ trì tọa đàm là TS Nguyễn Quốc Văn, Viện trưởng Viện CL&KHTT.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: TH

Qua hơn 35 năm đổi mới và hơn 30 năm thực hiện Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ qua độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991, bổ sung, phát triển năm 2011), công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được những thành tựu rất quan trọng.

Hệ thống pháp luật đã được hoàn thiện một bước cơ  bản, vai trò của pháp luật và việc thực thi pháp luật được chú trọng trong tổ chức, hoạt động của Nhà nước và xã hội. Cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy Nhà nước từng bước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Tuy nhiên, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vẫn còn những hạn chế, bất cập. Có mặt chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, quản lý và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, bất cập đó chính là việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là vấn đề lớn, phức tạp và lâu dài. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, hoàn thiện lý luận chưa được quan tâm đúng mức. Quyết tâm chính trị, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền trong thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

Phát biểu dẫn đề, TS Nguyễn Quốc Văn đánh giá, đây là một sự kiện chính trị mang tầm cao mới. Việc tổ chức cuộc tọa đàm này nhằm hiểu sâu hơn, nhận thức một cách thấu đáo về quan điểm, mục tiêu cũng như lộ trình của Nghị quyết 27. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của người làm nghiên cứu, để từ đó vận dụng bám sát trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược của ngành Thanh tra (về quyền con người, dân chủ, kiểm soát quyền lực …).

TS Nguyễn Cảnh Lam, Vụ trưởng Vụ Cải cách tư pháp, Ban Nội chính Trung ương, giới thiệu những nội dung cơ bản của Nghị quyết 27.

Theo đó, Nghị quyết 27 là thành quả nghiên cứu của 3 nhóm: Các nhà chính trị, các nhà hoạt động thực tiễn và các nhà khoa học. Tổng Bí thư nhiều lần trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo. Bộ Chính trị đã dành một phiên thảo luận. Trung ương dành một buổi thảo luận theo tổ, một buổi làm việc toàn thể, có 151 lượt ý kiến phát biểu.

Mục tiêu, trọng tâm của nghị quyết đó là: Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, nhất quán, bảo đảm thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật. Hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Xây dựng tổ chức bộ máy Nhà nước tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

“Tinh thần của Nghị quyết là duy trì, làm tốt Hiến pháp. Nếu chúng ta chỉ nói lý thuyết, sẽ khó thực hiện trong thực tiễn. Một ý mới đó là để chống tham nhũng cần một môi trường trong sạch về mặt pháp luật, cơ chế, chính sách”, TS Nguyễn Cảnh Lam chia sẻ.

Nghị quyết đưa ra 10 nhiệm vụ và giải pháp:

Một là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Hai là, bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân.

Ba là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, bảo đảm yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Bốn là, tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Năm là, tiếp tục thực hiện tốt thiết chế Chủ tịch nước theo Hiến pháp.

Sáu là, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ, chính quyền địa phương; xây dựng  nền hành chính Nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả.

Bảy là, xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Tám là, hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Chín là, tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Mười là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.

Các thảo luận tập trung vào những nội dung: Những nguy cơ, thách thức trong và ngoài nước liên quan đến tam nhũng, lãng phí, biến động chính trị, khoa học công nghệ 4.0.

PGS.TS Vũ Công Giao, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, quyền công dân, Trường Đại học LuậtĐại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là một dạng Nhà nước pháp quyền trên thế giới, trong đó ngoài những đặc điểm phổ quát của mọi Nhà nước pháp quyền (như thượng tôn pháp luật…), còn có những đặc điểm riêng gắn bó với chế độ chính trị XHCN (như chỉ có một đảng chính trị là Đảng cộng sản Việt Nam).

Đồng thời, nghị quyết cần nhấn mạnh hơn nữa vai trò và quyền lực của Viện kiểm sát. Tăng thẩm quyền cho tòa án hành chính, Luật Tố tụng, nâng thẩm quyền của tòa án, của các cơ quan lên để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật của Nhà nước pháp quyền. Giải pháp về nghiên cứu, thành lập các thiết chế kiểm soát quyền lực nhằm phòng, chống tham nhũng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm