Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

TQ

Thứ bảy, 20/04/2024 - 16:16

(Thanh tra) - Đó là một trong những nội dung chương trình công tác năm 2024 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của Cơ quan Thanh tra Chính phủ (TTCP).

Thanh tra Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Ảnh: TQ

Theo Văn bản số 02/Ctr-BCĐ ngày 9/4/2024 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ TTCP, trong năm 2024 về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, lãnh đạo các cục, vụ, đơn vị, các tổ chức đoàn thể về thực hiện Quy chế dân chủ; xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu về thực hiện Quy chế dân chủ trong phạm vi, lĩnh vực đơn vị được phân công phụ trách, coi đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng và thường xuyên.

Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung có liên quan trong Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động. Đảm bảo thực hiện tốt chức năng tham gia giám sát các quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động trong việc thực hiện các chế độ chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, những nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, quy định quản lý chi tiêu nội bộ, chế độ tiền lương, tiền thưởng đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị; trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, trong phát huy dân chủ ở đơn vị.

Nhiệm vụ cụ thể: Tiếp tục tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, dân chủ, nhất là cụ thể hóa và đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Kết luận số 120- KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 668/QĐ-TTCP ngày 1/12/2023 của TTCP về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan TTCP và các văn bản pháp luật có liên quan đến quyền làm chủ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động như: Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo... gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các văn bản chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy TTCP về thực hiện Quy chế dân chủ.

Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu; tham mưu Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ phối hợp với các tổ chức có liên quan chỉ đạo kiểm tra việc phổ biến, quán triệt và triển khai Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên; tham gia góp ý kiến xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về Quy chế giám sát và phản biện xã hội; Quyết định 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Tổ chức sinh hoạt chuyên đề về công tác dân chủ gắn với nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế dân chủ, phát huy sức mạnh của các cấp ủy đảng, các đơn vị trực thuộc; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của cơ quan, đơn vị.

Tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong triển khai, tổ chức thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Quy chế dân chủ cơ sở trong hoạt động của cơ quan và các chỉ thị, nghị quyết, quy định, kết luận của Đảng và Nhà nước về công tác dân vận, dân chủ.

Ban Chỉ đạo tham mưu cho lãnh đạo TTCP, Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy TTCP kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện tốt chương trình công tác dân chủ năm 2024 (có thể lồng ghép nội dung kiểm tra, giám sát công tác dân chủ với chương trình kiểm tra, giám sát chung của Ban Cán sự Đảng, Đảng ủy, Ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy).

Căn cứ vào chương trình công tác dân chủ năm 2024 của Ban Chỉ đạo, các cục, vụ, đơn vị, các tổ chức đoàn thể (Ban Chấp hành Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội Cựu Chiến binh Cơ quan TTCP) xây dựng chương trình công tác dân chủ năm 2024 của đơn vị mình gắn với chức năng, nhiệm vụ được giao; thực hiện chế độ báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm, báo cáo tổng kết năm 2024 và các báo cáo chuyên đề khác theo quy chế.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm