Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra về việc tiếp công dân

Thứ bảy, 15/11/2014 - 07:39

(Thanh tra)- Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư số 04 của Thanh tra Chính phủ (TTCP) quy định về thẩm quyền, nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về khiếu nại (KN).

TTCP xem xét đơn vị nào?

Điều 5 Thông tư 04 quy định: TTCP thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương; đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (gọi chung là Thanh tra bộ) thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập; Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc Trung ương (gọi chung là Thanh tra tỉnh) thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập.

Còn Thanh tra sở thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở. Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với phòng, ban chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị khác do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập.

Trong quá trình tiến hành thanh tra đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này, Đoàn thanh tra của TTCP có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về KN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của bộ, của cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, thanh tra huyện có quyền xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật về KN đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc quyền quản lý của đơn vị thuộc bộ, trực thuộc bộ, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị khác do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định thành lập. Đồng thời, thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về KN đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, tổ chức, đơn vị được thanh tra.

Cán bộ tiếp dân bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn

Về nội dung thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, Điều 10, Mục 1, Chương 3 quy định việc bố trí Trụ sở, địa điểm tiếp công dân đến KN, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật như: có địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết cho việc tiếp công dân; có nội quy, quy chế, lịch tiếp công dân; việc niêm yết các quy định chủ yếu của pháp luật về KN, về quyền và nghĩa vụ của người KN, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; về nội quy, quy chế, lịch tiếp công dân; việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ tiếp công dân, người phụ trách Trụ sở, địa điểm tiếp công dân.

Cán bộ tiếp công dân phải bảo đảm số lượng, tiêu chuẩn, chế độ bồi dưỡng của cán bộ tiếp công dân. Thực hiện tiếp công dân thường xuyên, định kỳ, đột xuất của cán bộ tiếp công dân, của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước; việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong tiếp công dân và thực hiện theo đúng quy trình tiếp công dân; các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân; sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm trật tự, an toàn nơi tiếp công dân phải được thực hiện theo đúng quy định.

Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức gồm thanh tra việc thực hiện quy định về trực tiếp tiếp công dân định kỳ và khi có yêu cầu cấp thiết của người đứng đầu cơ quan, tổ chức về: thời gian tiếp, số lượt người được tiếp; số người, số vụ việc do người đứng đầu trực tiếp tiếp; số người, số vụ việc do người đứng đầu ủy quyền cho người khác tiếp; hiệu quả tiếp công dân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức; việc thực hiện các quy định của pháp luật về theo dõi, tổng hợp tình hình KN, kiến nghị, phản ánh tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân gồm thanh tra việc tổng hợp tình hình công dân đến KN, kiến nghị, phản ánh...

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm