Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra, kiểm tra nội bộ bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan

Giang Thân

Thứ tư, 18/10/2023 - 14:10

(Thanh tra) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có văn bản gửi các đại học (ĐH), học viện, trường ĐH; các trường cao đẳng sư phạm; trường cao đẳng có đào tạo ngành Giáo dục Mầm non (gọi tắt là cơ sở đào tạo); Cục Nhà trường, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam và Cục Đào tạo, Bộ Công an hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với các cơ sở đào tạo.

Ảnh: Giang Thân

Văn bản nêu rõ, công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật, nghiêm túc, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra nội bộ.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, nội dung quy định của pháp luật về thanh tra, quy định về công tác kiểm tra nội bộ của cơ sở đào tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của cơ sở đào tạo.

Các cơ sở đào tạo bám sát nhiệm vụ năm học theo chỉ đạo của Bộ GDĐT bảo đảm chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện của từng cơ sở đào tạo; tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu duy trì và nâng cao chất lượng GDĐT.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục ĐH theo phân cấp quản lý, thực hiện tự chủ ĐH gắn với trách nhiệm giải trình trong hoạt động chuyên môn, học thuật; tổ chức, bộ máy và quản trị; tài chính, tài sản của cơ sở đào tạo.

Cụ thể, thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh hàng năm theo hướng dẫn của Bộ GDĐT về thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh các trình độ của giáo dục ĐH, trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non; thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc, trực thuộc cơ sở đào tạo; thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nhà trường, đặc biệt lưu ý nội dung đưa phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về phòng, chống tham nhũng cho giảng viên…

Cục Nhà trường và Cục Đào tạo, theo chức năng nhiệm vụ được giao, xác định nội dung kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học của ngành, phục vụ hiệu quả công tác quản lý của đơn vị, theo hướng dẫn của Bộ GDĐT và yêu cầu của bộ chủ quản.

Về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra, kiểm tra nội bộ, đối với hoạt động thanh tra nội bộ, thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu quản lý của đơn vị tổ chức việc thanh tra nội bộ bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định.

Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc kiểm tra nội bộ và các biểu mẫu, biên bản kiểm tra nội bộ thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra nội bộ của đơn vị.

Cục trưởng Cục Nhà trường; Cục trưởng Cục Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra đối với các cơ sở đào tạo trực thuộc theo quy định pháp luật. Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ, phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, kiểm tra của đoàn, duyệt kỹ ban hành kết luận thanh tra/thông báo kết quả kiểm tra (nếu có) trong cơ sở đào tạo; thực hiện nhiệm vụ giám sát hoạt động đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ theo quy định.

Người ra quyết định kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra, thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc kiểm tra, người tham gia đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện theo quy định về công tác kiểm tra của đơn vị; người được cử tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra phải bảo đảm yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Tự rà soát và chịu trách nhiệm về các điều kiện, tiêu chuẩn cá nhân theo quy định.

Người tham gia đoàn thanh tra là cán bộ, công chức các đơn vị thuộc Cục Nhà trường, Cục Đào tạo, viên chức, người làm công tác thanh tra, kiểm tra của cơ sở đào tạo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan; có chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nội dung cuộc kiểm tra; không trong thời gian bị kỷ luật, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Những người có người thân (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của mình và của vợ hoặc chồng) là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra không được tham gia đoàn kiểm tra.

Những người có hành vi vi phạm về thanh tra, kiểm tra đã bị xử lý theo quy định pháp luật mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích không được tham gia đoàn kiểm tra.

Thủ trưởng cơ sở đào tạo chỉ đạo xây dựng và ban hành quy định về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ và các biểu mẫu, biên bản thanh tra, kiểm tra nội bộ trong đơn vị mình. Tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về giáo dục ĐH. Lựa chọn, tập huấn, bồi dưỡng người làm công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, người tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra nội bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, người dự kiến tham gia đoàn thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu quản lý.

Tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ sở đào tạo; sử dụng văn bản điện tử trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ.

Đặc biệt, chủ động bố trí cán bộ, viên chức, người lao động bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ GDĐT thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các kỳ thi của ngành giáo dục khi có yêu cầu của Bộ GDĐT, yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Cơ sở đào tạo là đơn vị thành viên của ĐH gửi báo cáo về ĐH để tổng hợp và báo cáo kết quả về Bộ GDĐT (qua Thanh tra Bộ GDĐT); các cơ sở đào tạo khác gửi báo cáo về Bộ GDĐT (qua Thanh tra Bộ GDĐT) theo quy định hoặc khi có yêu cầu; thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu về công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở đào tạo vào phần mềm quản lý thanh tra, kiểm tra theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ GDĐT.

Báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ năm học gửi trước ngày 30/7 hàng năm (kèm theo minh chứng) về Bộ GDĐT (qua Thanh tra Bộ).

Cục Nhà trường, Cục Đào tạo báo cáo tổng kết công tác kiểm tra nội bộ đối với cơ sở đào tạo trực thuộc (kèm minh chứng, trừ trường hợp tài liệu mật, được thực hiện theo quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước) về Bộ GDĐT (qua Thanh tra Bộ GDĐT) trước ngày 30/7 hàng năm; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu theo quy định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm