Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 17/11/2020 - 22:11
(Thanh tra) - Ngay sau bế mạc kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá XIV, Tổng Thư ký Quốc hội chủ trì họp báo công bố kết quả chiều ngày 17/11.
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: TN
Tại buổi họp báo, việc lần đầu tiên trong một kỳ họp, 3 dự án luật (Dự luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo; Dự luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở và Dự luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo) phải lấy ý kiến đại biểu có nên tiếp tục xây dựng như thế nào nhận được sự quan tâm đặc biệt.
Kết quả xin ý kiến cho thấy, đa số đại biểu Quốc hội không tán thành tách Luật Giao thông đường bộ hiện hành thành 2 dự án luật là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) và Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Đại biểu Quốc hội cũng không tán thành việc chuyển chức năng quản lý, đào tạo và sát hạch cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an. Cạnh đó thấy chưa cần thiết ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.
“Đây là bước tiến hay bước lùi trong công tác lập pháp? Trách nhiệm của các cơ quan như thế nào khi đồng ý tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 dự án luật?”, báo chí hỏi.
Trả lời, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, vấn đề này “cả tiến, cả lùi”. Theo ông Phúc, các cơ quan Chính phủ rất muốn bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, nhưng thời gian gấp nên cần xem xét, đánh giá kỹ lưỡng.
“Quy trình rất đúng, bảo đảm đủ điều kiện trình ra Quốc hội. Còn khi trình ra Quốc hội thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội”, ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Ông Phúc cho rằng, việc lấy phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội là “rất cầu thị”. Trên cơ sở ý kiến, Ban Soạn thảo, Chính phủ sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh các dự án luật này.
“Đây mới là bước cho ý kiến, chưa phải bước thông qua nên rất cần lấy ý kiến”, Tổng Thư ký Quốc hội nhấn mạnh.
Liên quan đến trách nhiệm, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang cho hay, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Uỷ ban Pháp luật chủ trì thẩm tra, tham mưu cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định đưa dự án vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
Theo ông Giang, giữa hai kỳ họp, theo quy định của, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền điều chỉnh chương trình đưa dự án cấp bách vào chương trình.
Trên cơ sở kiến nghị của Chính phủ, Uỷ ban Pháp luật đã phối hợp với Uỷ ban Quốc phòng An ninh tham mưu và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 dự án luật.
“Khi vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định xin ý kiến đại biểu Quốc hội để làm cơ sở chỉnh lý. Đây là cách làm rất đúng, theo tinh thần của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thể hiện dân chủ”, ông Giang khẳng định.
Theo ông Giang, ở đây “không phải tiến, lùi”. Những nội dung còn ý kiến khác nhau, chưa đánh giá đầy đủ thì chính Quốc hội sẽ “bác” chứ Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội không có quyền “bác” dự án luật của cơ quan trình.
Trong khi đó, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Thanh Hồng thấy việc các đại biểu tranh luận là rất bình thường.
“Tôi cho rằng có lùi và có tiến”, ông Hồng nói. Theo ông, lùi là vì lâu nay khi 1 dự án luật được đưa vào chương trình, thẩm tra, cho ý kiến, tiếp thu, giải trình thì sẽ được thông qua, nhưng lần này thì không như vậy. Còn tiến là thái độ của đại biểu Quốc hội khi tranh luận, thảo luận để đi đến thống nhất.
“Xin ý kiến đại biểu Quốc hội thể hiện trách nhiệm, cách làm việc thực hiện đổi mới của Quốc hội”, ông nói thêm.
Sau khi lấy ý kiến các vị đại biểu Quốc hội thì “số phận” các dự án luật này sẽ như thế nào? Các thành viên chủ trình buổi họp báo cho biết, việc này sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà