Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 17/04/2024 - 21:33
(Thanh tra) - Chánh Thanh tra Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đã ban hành Quyết định 115/QĐ-TTr về việc ban hành Quy chế làm việc của Thanh tra Bộ LĐTB&XH. Quyết định này thay thế Quyết định số 57/QĐ-TTr ngày 16/2/2023 của Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH về việc ban hành Quy chế làm việc và mối quan hệ công tác của Thanh tra Bộ LĐTB&XH.
Quy chế làm việc của Thanh tra Bộ LĐTB&XH nêu rõ, thanh tra làm việc theo chế độ thủ trưởng. Ảnh: Thanh tra Bộ LĐTB&XH
Quy chế có 9 chương, 37 điều bao gồm những quy định chung về phạm vi, nguyên tắc làm việc; trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc của chánh thanh tra, phó chánh thanh tra, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng vùng, công chức được giao phụ trách kế toán, thủ quỹ, quan hệ công tác giữa các phòng và giữa phòng với vùng…
Quy chế cũng quy định về kế hoạch công tác, chế độ báo cáo, hoạt động điều hành; công tác tổ chức cán bộ và chế độ làm việc, nghỉ ngơi; chế độ hội nghị, học tập, bồi dưỡng, đi công tác; trách nhiệm giải trình; công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý sau thanh tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra; khen thưởng, kỷ luật và các điều khoản thi hành.
Về phạm vi, đối tượng điều chỉnh, Quy chế quy định chế độ trách nhiệm; quan hệ công tác; phạm vi, cách thức, quy trình giải quyết công việc; chương trình công tác, các hoạt động và chế độ thông tin, báo cáo của thanh tra, chánh thanh tra. Công chức, người lao động làm việc tại thanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác với thanh tra chịu sự điều chỉnh của Quy chế này.
Nguyên tắc làm việc được quy định tại Điều 2 của Quy chế, thanh tra làm việc theo chế độ thủ trưởng. Mọi hoạt động của thanh tra phải tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm. Trường hợp nhiệm vụ giao cho phòng, giao cho vùng (theo Quyết định số 01/20026/QĐ-LĐTBXH ngày 1/6/2006 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH) thì trưởng phòng, trưởng vùng chịu trách nhiệm. Chủ động giải quyết công việc đúng quy trình, thủ tục, thẩm quyền và quy định của pháp luật. Thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo quy định của pháp luật, cá thể hóa trách nhiệm gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra và kiểm soát quyền lực, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, quản lý thống nhất, phù hợp với thẩm quyền của thanh tra.
Công khai, minh bạch; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới hoạt động đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn thể công chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, phương châm hành động “Kỷ cương - Liêm chính - Đoàn kết - Chuyên nghiệp”; cấp dưới phục tùng, tuân thủ nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân công của cấp trên.
Về cách thức giải quyết công việc của Chánh Thanh tra Bộ LĐTB&XH, Điều 3, Chương II của Quy chế nêu rõ, chánh thanh tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; lãnh đạo, chỉ đạo công tác của thanh tra; chỉ đạo, điều hoà, phối hợp hoạt động giữa các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các vùng; chỉ đạo công tác thanh tra của các cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành của Bộ LĐTB&XH; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc quan trọng, có tính chiến lược trên các lĩnh vực công tác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra các phòng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc vùng khi thấy cần thiết.
Chánh thanh tra quyết định, chỉ đạo xây dựng, ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển thanh tra, thanh tra ngành LĐTB&XH; đề xuất, xây dựng chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH xem xét, quyết định.
Phân công phó chánh thanh tra theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một hoặc một số phòng, lĩnh vực và vùng. Triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại cuộc họp của chánh thanh tra và các phó chánh thanh tra
Chánh thanh tra trực tiếp hoặc phân công, ủy quyền phó chánh thanh tra, trưởng phòng/trưởng vùng, phó trưởng phòng chủ trì họp, làm việc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xem xét trước khi quyết định.
Khi chánh thanh tra đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan và xét thấy cần thiết, chánh thanh tra ủy quyền (bằng văn bản) một phó chánh thanh tra chỉ đạo, điều hành công tác của thanh tra và giải quyết công việc do chánh thanh tra phụ trách theo quy định.
Khi phó chánh thanh tra đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan, chánh thanh tra trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc hoặc phân công phó chánh thanh tra khác chỉ đạo giải quyết công việc đã phân công cho phó chánh thanh tra đi công tác, nghỉ phép, không có mặt ở cơ quan.
Thành lập các tổ chuyên môn, nghiệp vụ để giúp chánh thanh tra nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều địa phương hoặc xét thấy cần thiết.
Trong trường hợp xét thấy cần thiết do tính chất cấp bách, phức tạp, nhạy cảm của công việc hoặc chánh thanh tra cho rằng người được chánh thanh tra phân công, ủy quyền không thực hiện đúng quy định, chánh thanh tra trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc đã phân công, ủy quyền cho phó chánh thanh tra, trưởng phòng/trưởng vùng.
Chánh thanh tra trực tiếp cho ý kiến chỉ đạo giải quyết công việc trên hồ sơ trình, các báo cáo, tờ trình, phiếu trình của phòng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc của cá nhân có thẩm quyền.
Khi phân công hoặc giao nhiệm vụ giải quyết các công việc có thời hạn giải quyết, chánh thanh tra quy định rõ thời hạn giải quyết công việc.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương