Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình không thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân

Hương Giang

Thứ tư, 09/11/2022 - 10:49

(Thanh tra) - Theo tổng hợp phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội thì đa số tán thành Dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước và không thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp tư nhân.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường vừa có tổng hợp phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo báo cáo, có 432/498 đại biểu Quốc hội gửi lại phiếu xin ý kiến.

Thống kê cho thấy, có 163/432/498 đại biểu (chiếm 37,73% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 32,73% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý phưng án 1 - Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở điều chỉnh việc thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động.

Ở chiều ngược lại, có 264/432/498 đại biểu (chiếm 61,11% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 53,01% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 2.

Cụ thể, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở chỉ quy định về thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước còn ở các loại hình doanh nghiệp, tổ chức có sử dụng lao động khác thì tiếp tục thực hiện theo pháp luật về lao động và các quy định hiện hành có liên quan.

Ngoài ra có 5 đại biểu không chọn phương án và 11 đại biểu có ý kiến khác.

Về việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân, Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, có 161/432/498 đại biểu (chiếm 37,27% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 32,33% tổng số đại biểu Quốc hội) đồng ý với phương án 1.

Phương án này quy định thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở, gồm xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức có sử dụng lao động. Nhưng có chỉnh lý thêm các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với tính chất, điều kiện của từng loại hình cơ sở, đặc biệt là ở khu vực ngoài Nhà nước.

Phương án 2 nhận được nhiều sự đồng ý hơn với 262/432/498 đại biểu (chiếm 60,65% tổng số đại biểu Quốc hội cho ý kiến và 52,61% tổng số đại biểu Quốc hội) tán thành.

Cụ thể chỉ quy định thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước.

Ngoài ra có 9 đại biểu không chọn phương án và 11 đại biểu có phương án khác.

Trước đó sau khi nghiên cứu dự thảo, 8 hiệp hội doanh nghiệp gồm: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Hiệp hội Da giày - túi xách Việt Nam, Hội Lương thực, thực phẩm TP HCM, Hội Thực phẩm minh bạch, Hội Dệt may Việt Nam, Hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy đã có văn bản kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Đại diện các hiệp hội cho rằng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở nếu áp dụng cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây ra nhiều khó khăn và chưa phù hợp với thực tế.

Theo các hiệp hội, các doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn để đại diện cho người lao động, không nên phát sinh thêm một tổ chức mới là thanh tra nhân dân, gây tốn chi phí, tốn nhân lực cho công đoàn và doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng lo ngại việc trao quyền cho người lao động, Ban Thanh tra nhân dân quá nhiều, vượt quá quyền lợi hợp pháp chính đáng, khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp... gây bất ổn cho doanh nghiệp và xã hội. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm