Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngăn chặn lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự xã hội

Lan Anh

Thứ bảy, 23/07/2022 - 17:00

(Thanh tra) - UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh giai đoạn 2022 - 2026.

Chùa Bút Tháp thuộc thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành. Ảnh: https://bacninh.gov.vn/

Kế hoạch có mục đích nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Trang bị kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu và triển khai thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo vững về chuyên môn nghiệp vụ, có đầy đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Việc tổ chức bồi dưỡng phải đúng quy định, đúng đối tượng, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo bám sát yêu cầu của công tác tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình thực tế của địa phương.

Đối tượng do cơ quan Trung ương tổ chức là cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ quan chuyên môn và ban, ngành, đoàn thể tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng do tỉnh Bắc Ninh tổ chức là cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo tại các cơ quan chuyên môn và ban, ngành, đoàn thể các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Nội dung bồi dưỡng bao gồm: Chủ trương, đường lối của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.

Công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó: Quản lý Nhà nước về hoạt động tín ngưỡng gồm việc bầu, cử người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng; đăng ký hoạt động tín ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quản lý, sử dụng các khoản thu từ việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng, và một số nhiệm vụ khác. Quản lý Nhà nước về tôn giáo: Đối với sinh hoạt tôn giáo, truyền bá tôn giáo; công tác tổ chức, nhân sự của tôn giáo; các hoạt động tôn giáo khác.

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động từ thiện, nhân đạo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng các công trình sử dụng cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo.

Công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; các hoạt động của đạo lạ, tôn giáo mới làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu đến hết năm 2026 có 100% cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo các cấp được tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tín ngưỡng tôn giáo do Trung ương và tỉnh tổ chức.

Kế hoạch nêu rõ, Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức mỗi năm 02 lớp bồi dưỡng cho các đối tượng do tỉnh Bắc Ninh tổ chức bồi dưỡng.

Theo Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh Bắc Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 39 cơ sở thờ tự trong Công giáo và 613 cơ sở thờ tự trong Phật giáo. Những năm qua, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản ổn định, sinh hoạt tôn giáo thuần túy. Chức sắc, chức việc tôn giáo, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, đồng bào có đạo và nhân dân chấp hành nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo...

 Tuy nhiên, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện có các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, như "Ngọc Phật Hồ Chí Minh", "Pháp luân công", "Ân điển cứu rỗi", "Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ", "Thanh Hải vô thượng sư", “Nhất quán đạo”... Các hoạt động này đã có tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

Tôn sư trọng đạo là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục!

(Thanh tra) - Đó là phát biểu của Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Học viên Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, khi bàn về Luật Giáo dục, nhân ngày 20/11- Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Trà Vân

16:21 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm