Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ

Thái Hải

Thứ sáu, 09/12/2022 - 22:13

(Thanh tra)- Đó là một trong những mục đích của đề tài khoa học cấp cơ sở “Công tác theo dõi thi hành pháp luật của Thanh tra Chính phủ:- Thực trạng và giải pháp” do ThS Nguyễn Thị Bích Hường, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ (TTCP) làm Chủ nhiệm, vừa được Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu.

ThS Nguyễn Thị Bích Hường trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Theo dõi thi hành pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Đối với TTCP, trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình, TTCP có trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Trên cơ sở quy định của pháp luật, hàng năm, TTCP đã xây dựng kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật và tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: Nội dung theo dõi, kiểm tra thi hành pháp luật còn chung chung, chưa chú trọng vào các kết quả thực hiện cụ thể nên chưa phản ánh được toàn diện, đầy đủ thực trạng thi hành pháp luật liên quan trong các lĩnh vực chuyên môn của mình.

Phương thức theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu được thực hiện thông qua việc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương báo cáo bằng văn bản và tổ chức một số đoàn/tổ theo dõi, nắm tình hình. Việc này chưa đánh giá được đầy đủ, toàn diện tình hình thực hiện pháp luật của các bộ, ngành, địa phương và chưa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động này.

Trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật tại TTCP chủ yếu giao cho Vụ Pháp chế tham mưu và thực hiện, chưa huy động được sự tham gia, phối hợp giữa các cục, vụ, đơn vị quản lý công tác thanh tra theo địa bàn, lĩnh vực.

Công tác này thời gian qua được thực hiện như một nhiệm vụ trong các nhiệm vụ của công tác pháp chế, chưa gắn với nhiệm vụ thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật của bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngoài ra, yêu cầu nâng cao trách nhiệm của TTCP trong xây dựng Chính phủ kiến tạo, trong bảo vệ quyền con người, quyền công dân và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền hành chính Nhà nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra yêu cầu nâng cao hơn nữa việc tuân thủ pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thực tiễn, 10 năm qua, TTCP chưa triển khai thực hiện phương thức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật để thu thập thông tin, tài liệu về thi hành pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định tại Điều 13, Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật. Đây là một khoảng trống trong công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP hiện nay.

“Từ thực tiễn đó, cần có những nghiên cứu, đánh giá toàn diện về việc theo dõi thi hành pháp luật trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của TTCP. Trên cơ sở xem xét, đánh giá thực trạng việc theo dõi thi hành pháp luật hiện nay để nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP; góp phần tăng cường sự tuân thủ pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nói riêng” - Chủ nhiệm Đề tài nhấn mạnh.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: TH

Để đạt được những mục đích trên, Ban Chủ nhiệm Đề tài đã tiến hành nghiên cứu 3 nội dung chính: Một số vấn đề chung về theo dõi thi hành pháp luật; Thực trạng tổ chức hoạt động theo dõi thi hành pháp luật của TTCP; Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác này tại TTCP.

Cho ý kiến hoàn thiện đề tài tại hội thảo, TS Cung Phi Hùng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài có mục đích là hoàn thiện pháp luật nên phần mục tiêu chung cần hướng vào mục tiêu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP.

Để giải quyết các yêu cầu đó, tại Chương 1 cần bổ sung khái niệm thế nào là pháp luật; Chương 2, cấu trúc lại cho phù hợp, nên liệt kê tất cả các quy định liên quan đến công tác theo dõi thi hành pháp luật chung. Trong đó nhấn mạnh đến nhiệm vụ theo dõi pháp luật của TTCP là theo dõi việc thi hành các luật: Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng, sau đó đánh giá kết quả của từng luật.

Chương 3: Đề xuất xây dựng các kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật của TTCP, đánh giá kết quả thực hiện theo dõi thi hành pháp luật của TTCP. Đồng thời, kiến nghị sửa đổi Luật Thanh tra 2010 theo hướng bổ sung công tác theo dõi thực thi kế hoạch; ban hành thông tư về việc hoàn thiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP.

Theo TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, đề tài cần làm rõ hơn về phạm vi nghiên cứu, đối tượng và một số vấn đề chung về công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP. Đặc điểm của TTCP là quản lý theo lĩnh vực, do đó, đối tượng kiểm soát cũng khác với việc theo dõi thi hành pháp luật chung. Vai trò, ý nghĩa công tác này cũng gắn với TTCP, phương thức theo dõi phải kết hợp với thông tin báo cáo với các chủ thể.

Sau khi nêu ra tồn tại, bất cập, đề tài nên bổ sung nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó mới đưa ra được các giải pháp.

Đồng ý kiến với TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT - ThS Phạm Thị Thu Hiền đánh giá cao nội dung nghiên cứu đề tài, đề tài đảm bảo tính logic, lý luận đầy đủ về công tác theo dõi thi hành pháp luật của TTCP. Đề tài nên khẳng định chủ thể trong phạm vi nghiên cứu là TTCP, do đó, nội dung và vai trò, ý nghĩa của công tác này cũng gắn với TTCP; đề tài bổ sung các điều kiện bảo đảm công tác thi hành pháp luật của TTCP…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm