Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hà Lan
Chủ nhật, 03/07/2022 - 07:00
(Thanh tra) - Năm 2022, UBND tỉnh Bình Định xác định 38 nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cải cách hành chính (CCHC). Đến ngày 14/6/2022, UBND tỉnh đã hoàn thành 17/38 nhiệm vụ đề ra.
Cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực y tế theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4. Ảnh: https://syt.binhdinh.gov.vn/
Trong 6 tháng đầu năm 2022, đoàn kiểm tra công tác CCHC của tỉnh đã tổ chức kiểm tra (đợt 1) kết quả khắc phục tại 05 đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh (gồm 02 thị xã, thành phố và 03 phường, xã) theo kết quả kiểm tra công tác CCHC năm 2021. (Năm 2021, đoàn kiểm tra công tác CCHC của tỉnh đã tổ chức kiểm tra 04 cơ quan, 03 huyện, thị xã và 06 xã).
UBND tỉnh chỉ đạo tổ kiểm tra công vụ của tỉnh tăng cường kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại các cơ quan hành chính năm 2022, đã tiến hành 02 đợt thanh tra, kiểm tra và kiểm tra đột xuất việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính tại 28 cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh (gồm 09 cơ quan, đơn vị và 29 xã, phường, thị trấn) trong thời gian đợt 1 (từ ngày 14/02/2022 đến ngày 28/02/2022) và đợt 2 (từ ngày 04/5/2022 đến ngày 13/5/2022)); tập trung vào kiểm tra việc chấp hành kỷ luật làm việc, các quy định về văn hóa công sở, việc thực thi nhiệm vụ, công vụ, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế một cửa và một cửa liên thông.
Đồng thời, chỉ đạo kiểm tra, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân gây ra tình trạng trễ hẹn và nhanh chóng giải quyết số lượng hồ sơ còn tồn đọng tại UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2022, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo điều hành nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác kiểm soát TTHC gắn với giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông và công tác cải cách TTHC.
Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành 44 quyết định công bố danh mục 533 TTHC, 43 quyết định phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết 45 TTHC liên thông và 137 TTHC không liên thông; thực hiện việc tích hợp dữ liệu và nhập sửa đổi, bổ sung thông tin các TTHC trên Cơ sở Dữ liệu quốc gia về TTHC theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Quyết định số 299/QĐ-UBND ngày 25/01/2022 ban hành Kế hoạch rà soát, đánh giá năm 2022 đối với 33 TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của 14 cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh.
Trên cơ sở đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã phê duyệt phương án đơn giản hóa cắt giảm thời gian giải quyết 15 TTHC trên các lĩnh vực: Hoạt động xây dựng, quản lý giá và công sản, lâm nghiệp, tổ chức phi chính phủ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ban Quản lý Khu Kinh tế, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ với số tiền tiết kiệm được là 334.209.416 đồng/năm.
UBND tỉnh ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh thực hiện một số TTHC liên quan đến lĩnh vực môi trường; phê duyệt nhóm TTHC liên thông cấp phiếu lý lịch tư pháp - cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong giải quyết TTHC; chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giải quyết thủ tục phê duyệt kết quả đấu giá đất và trường hợp giao đất tái định cư…
Theo đánh giá chung của lãnh đạo tỉnh, với sự quyết tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương đã kịp thời quán triệt và triển khai công tác CCHC phù hợp với tình hình thực tế, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ và Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2022.
Nhờ sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo theo hướng đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, địa phương, cùng với sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, công chức, viên chức, công tác CCHC của tỉnh trong 6 tháng đầu năm đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu công tác CCHC của tỉnh.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị đã quan tâm, chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành về CCHC, tạo điều kiện cho việc triển khai công tác CCHC tại đơn vị kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức về công tác CCHC.
Công tác kiểm soát TTHC gắn với việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo quyết liệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ hành chính công đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giải quyết hồ sơ TTHC, giảm tối đa tình trạng giải quyết hồ sơ trễ hạn, từng bước nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính.
Công tác xây dựng đội ngũ công chức, viên chức được đặc biệt chú trọng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Trình độ, năng lực chuyên môn của công chức, viên chức từng bước được nâng lên; thái độ phục vụ nhân dân có chuyển biến khá rõ nét; mối quan hệ phối hợp công tác để giải quyết hồ sơ TTHC cho tổ chức, công dân giữa các sở, ban, ngành ngày càng hiệu quả. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý được thực hiện đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp với một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong công tác chỉ đạo, điều hành, hướng tới xây dựng chính quyền số, xã hội số được UBND tỉnh tích cực triển khai thực hiện, tạo hành lang cơ sở pháp lý trong việc triển khai chuyển đổi số tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về an toàn thông tin, phát triển chính quyền số cho cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước được chú trọng…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương