Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra đảm bảo công bằng, ngăn ngừa tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả thanh tra

Thái Hải

Thứ tư, 30/10/2024 - 17:04

(Thanh tra) - Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra góp phần đảm bảo tính tính công bằng, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra, ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, đảm bảo các kết quả thanh tra được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả; đồng thời, ngăn ngừa tình trạng tái diễn các vi phạm, được đối tượng thanh tra chấp nhận, nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo cơ sở thực hiện kết luận, quyết định, kiến nghị xử lý về thanh tra.

ThS Đào Thị Thu Hà trình bày kết quả nghiên cứu. Ảnh: TH

Ngày 30/10, Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra (CL&KHTT) tổ chức hội thảo hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài khoa học “Kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực” do ThS Đào Thị Thu Hà, Viện CL&KHTT làm Chủ nhiệm.

Mục đích đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực, chủ nhiêm đề tài cho biết, hoạt động thanh tra là hoạt động có sử dụng nhiều quyền lực nhà nước. Có quyền lực thì có nguy cơ lạm dụng quyền lực để vụ lợi, do đó, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, các phương thức kiểm soát hoạt động thanh tra chưa bảo đảm kiểm soát hoạt động hiệu quả.

Theo chủ nhiệm đề tài, hoạt động thanh tra được kiểm soát bởi nhiều phương thức khác nhau như: hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước; hoạt động xét xử của tòa án; hoạt động giám sát của các tổ chức xã hội; hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát toàn diện hoạt động thanh tra.

 Song, theo quy định của pháp luật cũng như thực tế thì giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động thanh tra cũng có những hạn chế nhất định.

Việc kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực có nhiều ý nghĩa, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Hoạt động thanh tra được quy định trong Luật Thanh tra với chức năng xem xét, theo dõi, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nguyên tắc chung và căn bản nhất cho hoạt động thanh tra là tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác. Quyền lực, trách nhiệm được giao nhằm bảo vệ kỷ luật, kỷ cương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước.

Đồng thời, góp phần đảm bảo tính tính công bằng, khách quan, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra, ngăn ngừa các yếu tố tiêu cực có thể ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, đảm bảo các kết quả thanh tra được thực hiện nghiêm túc, kịp thời và hiệu quả; đồng thời, ngăn ngừa tình trạng tái diễn các vi phạm, được đối tượng thanh tra chấp nhận, nhân dân đồng tình ủng hộ, tạo cơ sở thực hiện kết luận, quyết định, kiến nghị xử lý về thanh tra.

Bên cạnh đó, kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng một xã hội trong sạch, vững mạnh, giúp phòng ngừa và phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.

Theo chủ nhiệm đề tài, thanh tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực. Việc dự liệu khả năng xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra là cơ sở để cơ quan, người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước; cơ quan, người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước; cơ quan, người đứng đầu cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện “mục tiêu kép” bảo đảm kiểm soát, phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức là chủ thể tiến hành thanh tra và đối tượng thanh tra, đối tượng liên quan khác.

Mặt khác, việc kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra còn giúp phòng ngừa, phát hiện, xử lý các biểu hiện tha hóa quyền lực. Thực tế cho thấy việc kiểm soát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện tha hóa sẽ trực tiếp góp phần bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật, có ý nghĩa khắc phục hậu quả, đồng thời phòng ngừa các khả năng tha hóa có thể xảy ra trong hoạt động thanh tra.

Ngoài ra, tăng năng lực cho các chủ thể tiến hành thanh tra. Việc kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể tiến hành thanh tra một cách độc lập, không bị can thiệp, hạn chế tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" và các tác động từ bên ngoài. Khi đó, các quyết định thanh tra được thực hiện dựa trên cơ sở pháp lý và chứng cứ cụ thể, không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ áp lực nào, giúp nâng cao tính khách quan của kết quả thanh tra. Việc công khai kết quả thanh tra giúp tăng tính minh bạch. Các cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động thanh tra giúp đảm bảo tính khách quan và chính xác của kết quả thanh tra, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra.

“Khi đó, mỗi cá nhân tham gia quá trình tiến hành thanh tra phải chịu trách nhiệm về phần việc của mình, giúp phát hiện và khắc phục tối đa những vướng mắc phát sinh trong quá trình thanh tra, hạn chế cơ hội tham nhũng, tiêu cực” chủ nhiệm nhấn mạnh.

Góp ý hoàn thiện kết quả nghiên cứu, TS Tạ Thu Thủy, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu và Hợp tác phát triển, Viện CL&KHTT cho rằng, đề tài cũng cần bổ sung đặc điểm kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra, làm rõ thêm chủ thể tham gia kiểm soát kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra; nội dung kiểm soát cần làm sâu sắc thêm; phương thức kiểm soát cần đề cập đến kiểm soát về mặt thể chế và tổ chức thực hiện.

Rà soát lại phần quy định pháp luật ở Chương II, tập trung vào những quy định mang tính trực tiếp với nội dung cần nghiên cứu; cần đảm bảo logic giữa các trục nội dung của các chương.

Theo TS Nguyễn Huy Hoàng, Phó Viện trưởng Viện CL&KHTT, phạm vi nghiên cứu của đề tài cần khoanh lại cho phù hợp. Chương I, mục 1.1 và mục 1.2 cần gộp lại cho cô đọng hơn; mục 1.3 - Chủ thể, nội dung, phương thức kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra cần làm rõ thêm; phương thức kiểm soát cần đề cập đến vai trò kiểm soát của các đơn vị có liên quan.

Chương II, thực trạng kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực cần tập trung vào thực tiễn hơn là tập trung vào việc nhận diện hành vi vi phạm pháp luật, thm nhũng, tiêu cực;

Chương III, nhóm giải pháp tổ chức thực hiện cần chia theo nội dung...

ThS Lê Văn Đức, Viện CL&KHTT cho rằng, về phạm vi nghiên cứu, đề tài cần khoanh lại phạm vi trước giai đoạn tiến hành thanh tra cần tập trung vào giai đoạn khảo sát, nắm tình hình.

Về nội dung, Chương I, luận giải rõ khái niệm “hoạt động thanh tra” và tiếp cận theo nghĩa rộng; bổ sung nguy cơ tham nhũng, tiêu cực ở giai đoạn trước và sau hoạt động thanh tra; cần làm rõ thêm chủ thể, nội dung, phương thức kiểm soát trước và sau hoạt động thanh tra; cần rà soát lại một số nhận định, đánh giá để đảm bảo tính khách quan; đề nghị sửa lại về cụm từ “quyền thanh tra” trong phần đánh giá kết quả đạt được cho phù hợp hơn…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu

(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.

Minh Huyền

22:30 22/11/2024
Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm